LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Hiện nay việc cấp giấy phép đầu tư đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Với quy trình được rút gọn, quy chế 1 cửa giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân muốn xin giấy phép đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quy trình này. Dưới đây là các lĩnh vực bạn cần xin cấp giấy phép đầu tư để có thể kinh doanh tại Việt Nam:
1. Các dự án ngoài khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
1.1. Các dự án không phân biệt nguồn vốn trong hay ngoài nước và quy mô đầu tư:
– Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
– Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
– Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
– Ngành phát thanh, truyền hình;
– Kinh doanh casino;
– Sản xuất thuốc lá điếu;
– Thành lập các cơ sở đào tạo cấp bậc đại học;
– Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
1.2. Các dự án không phân biệt nguồn vốn và có quy mô đầu tư từ 1.500 tỉ đồng trở lên:
– Kinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim;
– Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
– Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
1.3. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
– Kinh doanh vận tải biển;
– Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
– In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
– Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
Nếu dự án thuộc các ngành trên thuộc về quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật, các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì không cần phải trình lên Thủ tướng Chính phủ mà sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
Nếu các dự án trên không thuộc về quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó hoặc chưa thoả mãn các điều kiện quy ước quốc tế về việc mở cửa thị trường thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ đứng ra lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan, sau đó sẽ trình Thủ tướng xem xét, nếu Thủ tướng duyệt dự án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép đầu tư, nếu không được chấp thuận sẽ có công văn giải thích lý do đến doanh nghiệp hoặc cá nhân trình dự án.
Trường hợp cuối cùng là việc phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng các khu chế xuất, khu công nghệ cao mà tại địa phương đó chưa thành lập ban quản lý, thì việc cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ thuộc về uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
==>Xem thêm:Dịch vụ thành lập công ty tại ATS NHANH CHÓNG – GIÁ RẺ
QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
– Bước 1: Bạn cần chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ theo mục trên và nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh / thành phố mà bạn đặt trụ sở chính. Sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, dù dự án của bạn có được cấp phép hay không bạn vẫn sẽ nhận được thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Bước 2: Khi nhận được hồ sơ của bạn, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuyển đến các cơ quan liên quan để lấy ý kiến về dự án. Các cơ quan này có 15 ngày để xem xét và gửi ý kiến của mình đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Bước 3: Dự án của bạn cần phải được các cơ quan chức năng liên quan xem qua vấn đề đất bạn sử dụng có nằm trong quy hoạch hay không.
– Bước 4: Tới ngày thứ 25, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc kiểm tra lấy ý kiến và trình lên cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, tại đây Ủy ban có 7 ngày để xem xét hồ sơ và quyết định xem dự án của bạn có thể thực hiện được hay không. Sau khi xem xét Ủy ban sẽ trả kết quả gồm các nội dung như sau:
+ Nếu đồng ý, ngoài những thông tin cơ bản trong văn bản này, Ủy ban nhân dân sẽ đề cập đến vấn đề ưu đãi đầu tư của dự án (nếu có) và thời hạn hiệu lực của quyết định đầu tư.
+ Nếu không đồng ý, Ủy ban nhân dân sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do tại sao bị từ chối.
* Lưu ý khi lập hồ sơ đầu tư dự án trình UBND cấp tỉnh:
– Việc đầu tiên chúng ta cần làm là lập một văn bản trong đó nội dung bao gồm đề nghị của bạn được phép thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đó.
– Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ đã được công chứng không quá 3 tháng như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu nếu là cá nhân, và giấy đăng ký kinh doanh nếu là pháp nhân.
– Bạn cũng cần chuẩn bị một bản đề xuất dự án kinh doanh thật chi tiết gồm các nội dung như: tên nhà đầu tư, mục tiêu dự án, quy mô, vốn, đánh giá tác động đến hiện quả kinh tế, môi trường, địa điểm, thời gian hoạt động, số vốn, số lượng lao động cần sử dụng, và đề xuất các ưu đã mà bạn nghĩ mình nên có.
– Một lưu ý cực kỳ quan trọng chính là các tài liệu chứng minh tài chính của nhà đầu tư, bạn có thể chuẩn bị một trong các tài liệu như báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ nếu bạn là công ty con hoặc chi nhánh, các cam kết hỗ trợ tài chính khác hoặc các tài liệu để chứng minh về khả năng tự cung cấp vốn của nhà đầu tư.
– Trong dự án đầu tư, nếu cần sử dụng đất của nhà nước bạn cần có đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Nếu bạn không có nhu cầu đăng ký đất của nhà nước thì bạn cần trình các giấy tờ chứng minh bạn đã có đất như hợp đồng thuê mướn, hoặc quyền sử dụng mảnh đất đó.
– Nếu dự án của bạn sử dụng các công nghệ thì bắt buộc bạn phải thực hiện giải trình về việc sử dụng công nghệ này. Nội dung giải trình bao gồm tên của công nghệ, xuất xứ ở đâu, các thông số kỹ thuật hay sơ đồ bố trí, tình trạng của các thiết bị máy móc này cũ hay mới…
– Nếu dự án của bạn liên kết với các tổ chức khác thì phải có hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
* Lưu ý khi lập hồ sơ đầu tư dự án trình Thủ tướng:
Khi lập hồ sơ xin giấy phép đầu tư đối với các dự án phải trình lên Thủ tướng Chính phủ, bạn cần chuẩn bị tất cả hồ sơ giống như khi trình lên UBND cấp tỉnh. Ngoài ra, bạn còn cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
– Nếu dự án của bạn cần sử dụng đất mà nơi này không có mặt bằng sẵn để thực hiện dự án và bắt buộc phải di dời các đối tượng khác thì bắt buộc trong hồ sơ của bạn phải có các phương án về việc giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư phù hợp.
– Các dự án khi trình Thủ tướng Chính phủ thường chưa có trong hệ thống các dự án đã được Thủ tướng phê duyệt, vì vậy bạn cần chuẩn bị thêm các đánh giá về tác động của dựa án đối với môi trường và các phương án bảo vệ môi trường trong phạm vi tác động của dựa án.
– Ngoài ra, bạn cũng cần làm các bảng phân tích như đánh giá về hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án đó để làm tăng thêm sức thuyết phục.
HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư của bạn cần chuẩn bị như sau:
1. Văn bản đề nghị cấp phép cho dự án
2. Chứng minh nhân dân bản sao công chứng
3. Văn bản nêu cụ thể nội dung dự án
4. Văn bản xác minh nguồn vốn hay khả năng tài chính của bạn
5. Văn bản đề xuất sử dụng đất, phương án di cư và tái định cư nếu bạn sử dụng quỹ đất lớn.
6. Đánh giá về tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường
7. Văn bản giải trình về công nghệ sử dụng nếu có
8. Đánh giá về hiệu quả kinh tế của dự án này.
==>Xem thêm: https://www.facebook.com/ketoan.ATS
* Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án.
Quy trình hồ sơ xin giấy phép đầu tư thực tế khá phức tạp. Hiện nay, đa phần các dự án xin được giấy phép đều thông qua đơn vị dịch vụ xin giấy phép đầu tư bởi nếu thiếu kinh nghiệm soạn hồ sơ dự án khi trình sẽ không đủ sức thuyết phục các cơ quan hữu quan và dễ dàng bị từ chối. Một khi dự án đã bị từ chối, việc bổ sung và trình lại rất khó khăn bởi các dự án đã bị từ chối thường sẽ được các Bộ, Ngành xem xét rất cẩn trọng về năng lực thực hiện dự án của bạn.