Hiện nay, việc làm 2 công việc cùng một lúc đang được rất nhiều người lựa chọn. Đây là giải pháp sẽ giúp cho tăng thêm thu nhập và tích lũy thêm kinh nghiệm sau này. Lúc này, có một vấn đề phát sính khi thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Điều này do khi bắt đầu làm việc doanh nghiệp sẽ phụ trách một phần việc đóng bảo hiểm. Vì thế, nhiều người băn khoăn rằng có thể đóng bảo hiểm cùng lúc được không. Vậy theo quy định 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội có được không? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này
Có thể ký hợp đồng cùng lúc 2 công ty được không?
Để giải đáp cho thắc mắc 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội có được không thì cần biết rõ người lao động có thể ký hợp động cùng lúc 2 công ty không. Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019, việc giao kết nhiều hợp đồng lao động giữa người lao động và các công ty khác nhau được quy định chi tiết như sau:
- Người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, phải bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và chính xác các nghĩa vụ và quyền lợi. Những điều này đã được quy định trong từng hợp đồng lao động. Điều này có nghĩa là người lao động phải tuân thủ các cam kết. Đồng thời không vi phạm quy dịnh trong từng hợp đồng lao động mà họ đã ký kết.
- Người lao động cùng lúc giao kết nhiều hợp đồng lao động với các công ty khác nhau. Lúc này các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về các loại bảo hiểm và an toàn lao động.
Như vậy, người lao động có thể làm việc cùng lúc tại hai công ty khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, họ cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Bên cạnh đó, quyền lợi liên quan chế độ bảo hiểm và an toàn lao động sẽ được đảm bảo. Việc đảm bảo này sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật. Từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong suốt quá trình làm việc.
Làm việc 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội được không?
Vừa rồi chúng ta đã biết người lao động có thể ký hợp đồng làm việc cùng lúc 2 công ty. Vậy 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội được không? Mặc dù làm việc tại hai công ty cùng một lúc, người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội tại cả hai nơi đồng thời. Cụ thể các quy định về bảo hiểm cho người lao động làm 2 nơi cùng lúc như sau:
- Về bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ có nghĩa vụ đóng theo hợp đồng lao động ký kết đầu tiên. Áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014,
- Với bảo hiểm thất nghiệp sẽ áp dụng quy định Điều 43 của Luật Việc làm 2013. Tại đây người lao động giao kết và thực hiện nhiều hợp đồng lao động. Tuy nhiên họ chỉ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng được ký đầu tiên.
- Về bảo hiểm y tế, một số trường hợp người lao động làm việc cùng lúc tại hai công ty. Lúc này họ sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất. Quy định này được nêu tại khoản 2 Điều 13 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008. Đồng thời được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Như vậy, người lao động có thể thực hiện nhiều hợp đồng lao động với các công ty khác nhau. Tuy nhiên, việc đóng các loại bảo hiểm xã hội sẽ được quy định rõ ràng theo thứ tự ưu tiên. Tại đây ưu tiên về hợp đồng lao động đã ký kết đầu tiên hoặc mức lương cao nhất. Từ đó đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động trong các chế độ bảo hiểm.
Xử lý bảo hiểm xã hội với hợp đồng ký sau như thế nào?
Vừa rồi chúng ta đã biết 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội được không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, người lao động sẽ được bù đắp quyền lợi hợp động ký sau thông qua doanh nghiệp. Tại đây, đơn vị sẽ trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội phải đóng theo. Việc này sẽ được quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019. Khoản tiền này sẽ được chi trả cùng với tiền lương. Việc chi trả này sẽ áp dụng trong mỗi kỳ trả lương cho người lao động.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không chi trả hoặc chi trả không đủ số tiền bảo hiểm theo quy định, họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:
- Phạt từ 03 đến 05 triệu đồng khi không trả tiền cho từ 01 đến 10 người lao động.
- Phạt từ 05 đến 08 triệu đồng khi không trả tiền cho từ 11 đến 50 người lao động.
- Phạt từ 08 đến 12 triệu đồng khi không trả tiền cho từ 51 đến 100 người lao động.
- Phạt từ 12 đến 15 triệu đồng khi không trả tiền cho từ 101 đến 300 người lao động.
- Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng khi không trả tiền cho 301 người lao động trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn phải hoàn trả số tiền. Số tiền này sẽ áp dụng tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời kèm theo khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Nếu đóng trùng bảo hiểm xã hội giải quyết thế nào?
Trường hợp người lao động đang làm việc
Để thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ gộp sổ tại nơi người lao động đang đóng bảo hiểm.
Các bước thực hiện
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (Mẫu TK1-TS).
- Toàn bộ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị gộp sổ. Thời gian giải quyết tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sau khi giải quyết xong, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả kết quả về cho doanh nghiệp và người lao động, bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội đã được gộp.
- Tiền hoàn trả đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp bị trùng.
- Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).
Lưu ý:
Tiền hoàn trả về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả theo hình thức mà người lao động đã chỉ định trong tờ khai, có thể là:
- Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Nhận tiền qua doanh nghiệp.
- Nhận tiền qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng
Trường hợp người lao động đã nghỉ việc
Khi người lao động đã nghỉ việc, họ sẽ tự thực hiện thủ tục gộp sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú (theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú). Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ gộp sổ tại nơi người lao động đang cư trú.
Các bước thực hiện
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Hồ sơ cần có:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động yêu cầu gộp (nếu có).
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ gộp sổ. Thời gian giải quyết tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sau khi hồ sơ được giải quyết, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả kết quả về cho người lao động, bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội đã được gộp.
- Tiền hoàn trả đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp trùng.
- Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).
Lưu ý:
Tiền hoàn trả về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả theo hình thức mà người lao động đã chỉ định trong tờ khai, có thể là:
- Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Nhận tiền qua doanh nghiệp.
- Nhận tiền qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng
Xem thêm:
- Công ty đóng bảo hiểm cho nhân viên bao nhiêu?
- Dịch vụ bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp uy tín và an tâm
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc 2 công ty cùng đóng bảo hiểm xã hội có được không. Cùng với đó là cách xử lý liên quan cho hợp động ký sau và các phát sinh. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com