5/5 - (1 bình chọn)

Những nghĩa vụ thuế là điều bắt buộc đối với bất kì doanh nghiệp nào hiện nay. Đây là nền tảng để giám sát sự minh bạch trong hoạt động và giao dịch của doanh nghiệp. Vì thế những công việc liên quan như thanh tra, quyết toán thuế cần thực hiện cẩn thận. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa nắm được các thông tin về việc thanh tra và quyết toán thuế. Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu những điều cơ bản cần biết về việc thanh tra thuế và quyết toán thuế cho doanh nghiệp hiện nay.

Thanh tra thuế

Khái niệm

Thanh tra thuế là hoạt động chỉ được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế. Việc thanh tra không được thực hiện thường xuyên. Công việc chỉ được lên kế hoạch thực hiện định kỳ đối với một số đối tượng nhất định trong các trường hợp sau: (Theo Điều 113 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14)

  • Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế
  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
  • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
  • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

Thời gian và đối tượng thanh tra thuế

Luật Quản lý thuế không quy định cụ thể về thời gian, tần suất tiến hành thanh tra thuế tại các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp được lựa chọn theo chuyên đề, kế hoạch sẽ tiến hành thanh tra thuế không quá 1 lần trong 1 năm.

Thông thường, vào cuối năm, chi cục thuế sẽ lên danh sách doanh nghiệp thuộc diện thanh tra thuế. Hoặc nếu trong quá trình rà soát, đối chiếu, cơ quan thuế phát hiện công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì sẽ nhận được thông báo về hoạt động thanh, kiểm tra thuế.

Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế (tại khoản 2, khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế).

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế (tại khoản 3, khoản 4 Điều 114 Luật Quản lý Thuế).

Kể từ lúc nhận được quyết định thanh – kiểm tra thuế, đến trước khi kết quả được công bố, người nộp thuế có thể làm văn bản đề nghị lùi thời gian tiến hành kiểm tra nếu có lý do chính đáng và thuyết phục.

Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế

Quyết toán thuế

Khái niệm

Quyết toán thuế là khai báo thuế cho Cục thuế sau một thời gian thành lập doanh nghiệp. Sau khoảng thời gian 2 năm đến 5 năm cơ quan thuế sẽ xuống doanh nghiệp để thanh tra thuế. Quyết toán thuế là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với bất kì cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nào.

Đối tượng quyết toán thuế

a) Đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo điểm d khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức. Cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức. Tiếp theo là cá nhân trả thu nhập. Cuối cùng là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

b) Đối tượng nào cần quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

c) Đối tượng nào cần quyết toán thuế giá trị gia tăng?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, đó cũng là đối tượng phải quyết toán thuế (Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng).

Thời gian quyết toán thuế

Thời hạn nộp thuế muộn nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế. Chi tiết như sau:

– Đối với thuế khai theo tháng hoặc quý

  • Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

– Đối với thuế khai theo năm

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế

Trong đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Hồ sơ cần phải chuẩn bị để thanh tra thuế và quyết toán thuế

Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

  • Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
  • Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật
  • Điều lệ công ty;
  • Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
  • Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế;
  • Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ khai thuế:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
  • Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
  • Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Báo cáo tài chính;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ lương, thưởng, phép

  • Hồ sơ của người lao động;
  • Hợp đồng lao động;
  • Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
  • Bảng chấm công;
  • Bảng thanh toán tiền lương;
  • Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
  • Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
  • Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
  • Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm

Hồ sơ công nợ

  • Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
  • Phụ lục hợp đồng kinh tế;
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Hồ sơ vay nợ

  • Hợp đồng vay;
  • Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…

Chứng từ kế toán

  • Hóa đơn mua vào, bán ra;
  • Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
  • Phiếu thu, Phiếu chi;
  • Phiếu nhập kho;
  • Phiếu xuất kho;
  • Phiếu kế toán khác;
  • Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
  • Sổ phụ tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ sổ sách kế toán

  • Sổ nhật ký chung;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ nhật ký mua hàng;
  • Sổ nhật ký bán hàng;
  • Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
  • Sổ chi tiết tài khoản;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
  • Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng phân bổ công cụ dụng cụ; chi phí trả trước;
  • Bảng định mức nguyên vật liệu;
  • Bảng dự toán quyết toán công trình;
  • Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
  • Sổ chi tiết tiền vay.

Các công việc cần phải chuẩn bị để thanh tra thuế và quyết toán thuế

Sắp xếp chứng từ gốc

Cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng, kẹp chung với tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTCT) hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế

Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo:

+ Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào, phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.

+ Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.

Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có,…

Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.

Lưu ý: Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

– Chứng từ của năm nào phải đi kèm với báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

– Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ nhật ký bán hàng
  • Sổ nhật ký mua hàng
  • Sổ nhật ký chi tiền
  • Số nhật ký thu tiền
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
  • Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
  • Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
  • Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,… (Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15).
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
  • Sổ khấu hao tài sản cố định
  • Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
  • Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
  • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
  • Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

Sắp xếp các hợp đồng kinh tế

  • Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
  • Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
  • Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
  • Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

Hồ sơ pháp lý

  • Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
  • Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế

Kiểm tra chi tiết khác

  • Kiểm tra sổ phụ ngân hàng
  • Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
  • Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
  • Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
  • Kiểm tra các khoản phải trả
  • Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
  • Đầu vào và đầu ra có cân đối
  • Kiểm tra ký có đầy đủ
  • Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
  • Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ

Xem thêm: 

Trên đây là những khái niệm cơ bản về thanh tra thuế và quyết toán thuế. Cùng với đó là những hồ sơ và công việc cần phải làm để chuẩn bị thanh tra và quyết toán thuế. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo