Đánh giá bài viết post

Trong kinh doanh, nắm vững chỉ số tài chính là điều kiện để doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Những chỉ số này cho biết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Từ đó đưa ra phương án cải thiện và chiến lược kinh doanh hiệu quả trong tương lai. Trong số những chỉ số đó, chỉ số về vốn lưu động là chỉ số mà doanh nghiệp cần biết. Đặc biệt doanh nghiệp cần để ý đến chỉ số NWC – Vốn hoạt động thuần. Vậy chỉ số này là gì? Cách tính ra sao? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này

Vốn hoạt động thuần là gì?

NWC ( Net Working Capital) – Vốn hoạt động thuần là khoản vốn mà doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục. Nó thường được tính bằng cách trừ vốn cố định khỏi tài sản cố định. Sau đó chia cho doanh số bán hàng hoặc doanh thu thuần.

Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Nếu vốn thuần dương, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và có tiềm lực tài chính tốt. Nếu vốn thuần âm, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn.

Vốn hoạt động thuần là gì

Vai trò của vốn lưu động thuần đối với doanh nghiệp?

Vốn hoạt động thuần đóng vai trò quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong việc đo lường hiệu suất tài chính và quản lý vốn của một doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp đánh giá khả năng sử dụng tài sản cố định. Thông qua đó giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

Bằng cách theo dõi và phân tích vốn lưu động thuần, doanh nghiệp có thể:

  • Đảm bảo khả năng thanh toán: vốn lưu động thuần giúp doanh nghiệp đảm bảo có đủ nguồn lực. Nguồn lực này giúp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, như trả lương cho nhân viên. Đồng thời thanh toán cho nhà cung cấp và chi phí vận hành hàng ngày.
  • Duy trì hoạt động liên tục: Việc có vốn dồi dào giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất. Đảm bảo kinh doanh liên tục, tránh bị gián đoạn do thiếu hụt tài chính.
  • Tối ưu hoá hiệu quả: Quản lý tốt vốn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài sản ngắn hạn. Đồng thời giảm chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí vay ngắn hạn.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Doanh nghiệp có vốn hoạt động thuần âm có nguy cơ đối mặt với rủi ro tài chính cao hơn. Chẳng hạn như không thanh toán được nợ hoặc phải vay với lãi suất cao hơn. Quản lý tốt vốn lưu động thuần giúp giảm thiểu rủi ro này.
  • Tạo niềm tin cho các bên liên quan: Vốn ổn định tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Cùng với đó là đối tác và ngân hàng. Từ đó giúp tăng khả năng vay vốn hoặc hợp tác trong tương lai.

Ý nghĩa của vốn thu nhập thuần

Cách tính chỉ số vốn hoạt động thuần

Theo định nghĩa vừa rồi, ta có thể rút ra cách tính vốn hoạt động thuần NWC như sau:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động) – Nợ ngắn hạn

Tải sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các tài sản lưu động khác. Những tài sản này có thể chuyển đổi sang tiền mặt trong một năm kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trong đó

  • Số dư tiền trong tài khoản ngân hàng và séc chưa chuyển khoản của khách hàng;
  • Chứng khoán thị trường, chẳng hạn như tín phiếu Kho bạc và quỹ thị trường tiền tệ;
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn mà một công ty dự định bán trong vòng một năm.
  • Các khoản phải thu ngoài khoản phụ cấp cho các khoản không có khả năng thanh toán;
  • Các khoản phải thu thuyết minh. Ví dụ như các khoản cho vay khách hàng hoặc nhà cung cấp ngắn hạn. Những khoản này đáo hạn trong vòng một năm;
  • Các khoản phải thu khác. Chẳng hạn như tiền tạm ứng trước tiền mặt cho nhân viên và yêu cầu bảo hiểm;
  • Hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu thô sản phẩm đang sản xuất và đầu ra.
  • Chi phí trả trước, chẳng hạn như phí bảo hiểm;
  • Thanh toán trước khi mua hàng trong tương lai.

Cách tính chỉ số vốn

Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn là tất cả các khoản nợ phải trả trong vòng một năm. Thời gian tính khoản nơ kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Cụ thể nợ ngắn hạn bao gồm những khoản sau

  • Các khoản phải trả;
  • Ghi chú phải trả trong vòng một năm;
  • Tiền lương phải trả công nhân viên chức;
  • Các loại thuế phải nộp theo quy định;
  • Lãi vay phải trả theo yêu cầu của ngân hàng và đối tác
  • Bất kỳ khoản nợ gốc nào phải được trả trong vòng một năm;
  • Các khoản chi phí phải trả khác phải trả;
  • Doanh thu hoãn lại. Chẳng hạn như khoản thanh toán trước của khách hàng cho hàng hóa hoặc dịch vụ chưa được giao.

Các trường hợp liên quan đến vốn hoạt động thuần

Trường hợp 1: Chỉ số vốn thuần dương (>0)

Vốn hoạt động thuần dương thường được hiểu là tổng giá trị của tài sản lưu động mà doanh nghiệp sở hữu cao hơn các khoản nợ ngắn hạn. Khi vốn lưu động dương của cao, điều này thể hiện khả năng tối ưu của doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc tủ chủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp không cần phải bán tài sản cố định hoặc vay nợ.

Khi đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự ổn định. Các nghĩa vụ tài chính bắt buộc của doanh nghiệp đã được đáp ứng. Lúc này doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động khác.

Vốn dương cho biết gì

Trường hợp 2: Chỉ số vốn thuần âm (<0)

Một số lúc vốn hoạt động thuần của một doanh nghiệp là âm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định một cách không hiệu quả. Đặc biệt trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Vốn hoạt động thuần âm có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp không thể quản lý hoặc tận dụng tối đa tài sản cố định để sinh lợi nhuận.

Khi vốn hoạt động âm, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vấn đề. Ví dụ như khả năng thanh toán nợ chỉ tiếp tục ngắn hạn, giảm giá trị tài sản. Thậm chí là rủi ro về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này đòi hỏi sự quản lý tài chính cẩn thận và kế hoạch cải thiện hiệu suất hoạt động. Từ đó cải thiện vốn hoạt động thuần và tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp 3: Chỉ số vốn thuần bằng 0

Khi vốn hoạt động thuần bằng 0, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định một cách hiệu quả để tạo ra doanh thu và lợi nhuận mà không có sự dư thừa hoặc thiếu hụt vốn. Đây thường được coi là một tình trạng lý tưởng cho doanh nghiệp. Vì nó cho thấy doanh nghiệp đang quản lý vốn đầu tư và hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Khi vốn bằng 0, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tài sản cố định. Từ đó sinh lợi nhuận mà không gặp khó khăn về thanh toán nợ ngắn hạn hoặc tài chính. Điều này thể hiện khả năng quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững. Tuy nhiên, trường hợp này rất khó xảy ra vì lãnh đạo doanh nghiệp không thể nào cân đối chính xác tài sản được

Vốn âm và bằng 0 cho biết gì

Làm sao để quản lý hiệu quả vốn hoạt động thuần?

Hiện nay, nhiều công ty xảy ra hiện tượng vốn hoạt động thuần âm. Điều này xảy ra từ các quyết định đầu tư trong quá khứ đã không tuân thủ nguyên tắc cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn vay. Vậy để quản lý hiệu quả vốn hoạt động thuần cần làm những điều sau:

  • Xây dựng chính sách bán hàng và thu tiền phù hợp. Áp dụng các biện pháp giảm thời gian thu tiền như chiết khấu, ưu đãi.
  • Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, sớm xử lý các khoản nợ quá hạn.
  • Phân tích độ tuổi các khoản phải thu để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả như JIT, ABC…
  • Dự báo nhu cầu thị trường để điều chỉnh mức hàng tồn kho hợp lý.
  • Kiểm soát chặt chẽ chu kỳ tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.
  • Xử lý kịp thời hàng tồn kho chhậm, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
  • Xây dựng chính sách thanh toán nhà cung cấp hợp lý, tối ưu hóa thời gian thanh toán.
  • Đàm phán để có điều kiện thanh toán linh hoạt, giảm áp lực vốn lưu động.
  • Đánh giá và lựa chọn những nhà cung cấp có điều kiện thanh toán linh hoạt. Đồng thời đối tác có phương án để đồng thuận với chính sách của doanh nghiệp.
  • Tối ưu cấu trúc vốn, kết hợp hợp lý giữa vốn tự có và vốn vay.
  • Chủ động trong việc tái cơ cấu nợ. Thảo luận điều chỉnh điều khoản vay khi cần thiết.
  • Theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng về chi phí vốn và rủi ro khi vay để quản lý hiệu quả vốn lưu động.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về vốn hoạt động thuần đối với doanh nghiệp. Cùng với đó là cách tính và tối ưu hiệu quả vốn thuần trong kinh doanh của doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo