5/5 - (230 bình chọn)

Hiện nay, công nghệ có xu hướng phát triển mạnh mẽ và bùng nổ ở rất nhiều nơi. Điều này kéo theo rất nhiều phần mềm đa dạng được ra đời và phục vụ người dân. Chính vì thế mà những vấn đề về thuế dành cho các phần mềm này càng được chú trọng hơn. Trong đó việc kinh doanh phần mềm là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất. Hiểu được điều này, hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết thắc mắc bán phần mềm có chịu thuế GTGT không trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là quy định liên quan về thuế cho phần mềm

Dịch vụ bán phần mềm là gì?

Trước khi tìm hiểu bán phần mềm có chịu thuế GTGT không thì cần biết dịch vụ phần mềm là gì. Dịch vụ phần mềm là các hoạt động trực tiếp hỗ trợ và phục vụ cho quá trình sản xuất phần mềm. Bao gồm cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm. Ngoài ra là các hoạt động liên quan khác có tính chất tương tự đối với phần mềm. Những dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện phần mềm. Đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Phần mềm được hiểu là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu. Ngoài ra là hệ thống mã nguồn, ngôn ngữ lập trình. Thông qua đó điều khiển các thiết bị số thực hiện các chức năng nhất định. Phần mềm không chỉ là một tập hợp mã lệnh. Nó còn là một công cụ quan trọng để điều khiển thiết bị. Đồng thời tối ưu hóa hoạt động của hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử khác.

Sản phẩm phần mềm bao gồm phần mềm và các tài liệu kèm theo. Nó được sản xuất và lưu trữ dưới bất kỳ dạng vật thể nào. Những sản phẩm này có thể được mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao để khai thác, sử dụng. Quá trình mua bán và chuyển nhượng sản phẩm phần mềm phải tuân thủ các quy định pháp luật. Bao gồm quy định về sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng phần mềm. Từ đó đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan trong các giao dịch này

Dịch vụ bán phần mềm là gì?

Các dịch vụ phần mềm bao gồm những dịch vụ nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghệ Thông tin về hoạt động công nghiệp phần mềm, các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm được phân loại cụ thể như sau:

Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

  • Phần mềm hệ điều hành, phần mềm quản lý tài nguyên hệ thống, phần mềm điều khiển thiết bị,…
  • Phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm thương mại điện tử,…
  • Phần mềm diệt virus, phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm tối ưu hệ thống,…
  • Công cụ lập trình, phần mềm hỗ trợ phát triển ứng dụng, phần mềm biên dịch,…
  • Các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho các lĩnh vực đặc thù

Các loại dịch vụ phần mềm theo quy định bao gồm:

  • Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì phần mềm và hệ thống thông tin:
  • Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm:
  • Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm
  • Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm
  • Dịch vụ chuyển giao quyền sử dụng, đào tạo nhân sự sử dụng phần mềm,…
  • Dịch vụ liên kết, đồng bộ các phần mềm, hệ thống khác nhau
  • Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh phần mềm và hệ thống thông tin
  • Dịch vụ kinh doanh, buôn bán cung cấp phần mềm theo mô hình bản quyền, thuê bao,…
  • Các dịch vụ liên quan đến phần mềm tùy theo nhu cầu của thị trường và công nghệ phát triển.

Các dịch vụ phần mềm bao gồm những dịch vụ nào?

Bán phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Việc bán phần mềm có chịu thuế GTGT không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Theo quy định tại Khoản 21, Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT, phần mềm máy tính, bao gồm cả sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm, là đối tượng không chịu thuế GTGT. Điều này có nghĩa là, phần mềm và các dịch vụ liên quan đến phần mềm, khi đáp ứng các tiêu chí và điều kiện được quy định, sẽ không bị áp dụng thuế GTGT.

Tại Điều 11 của Thông tư này, mức thuế suất 10% được quy định đối với hàng hóa, dịch vụ không nằm trong các trường hợp được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư. Cụ thể, thuế suất 10% sẽ áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ mà không thuộc diện miễn thuế hoặc không được quy định tại các Điều khoản trên. Các mức thuế suất GTGT được quy định tại Điều 10 và Điều 11 phải được áp dụng đồng nhất đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu

Căn Điều 9 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP, trong trường hợp Công ty cung cấp các dịch vụ phần mềm đáp ứng các yêu cầu và điều kiện được quy định tại Nghị định này, các dịch vụ đó sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, nếu Công ty cung cấp các dịch vụ phần mềm không đáp ứng các tiêu chí và điều kiện đã nêu trong Điều 9 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP, thì các dịch vụ này sẽ phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%, theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Bán phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Những quy định liên quan việc bán phần mềm có chịu thuế GTGT không

Vừa rồi chúng ta đã biết bán phần mềm có chịu thuế GTGT không. Tuy nhiên để được miễn thuế GTGT thì phần mềm cần đáp ứng vài điều kiện. Cụ thể các điều kiện áp dụng thuế cho phần mềm như sau

Dịch vụ phần mềm không chịu thuế GTGT

Việc phần mềm không chịu thuế được quy định tại Điều 3 và 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP, Một số trường hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm do doanh nghiệp cung cấp đáp ứng đầy đủ. Trong đó bao gồm các điều kiện và tiêu chí quy định tại các điều này. Lúc này các phần mềm này sẽ được coi là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Cụ thể, những sản phẩm và dịch vụ phần mềm thuộc diện miễn thuế sẽ được áp dụng. Việc áp dụng này được tính theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Việc xác định các dịch vụ phần mềm không chịu thuế GTGT phải căn cứ kỹ càng. Bao gồm các yêu cầu cụ thể về loại hình dịch vụ và các điều kiện đi kèm.

Dịch vụ phần mềm áp dụng thuế suất 10%

Một số sản phẩm dịch vụ phần mềm mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc diện miễn thuế. Diễn miễn thuế sản phẩm được tính theo Khoản 3, Điều 9 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP. Lúc này sản phẩm và dịch vụ này sẽ phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 10%. Tất cả tính theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Các sản phẩm dịch vụ phần mềm này không đáp ứng các điều kiện để được miễn thuế GTGT sẽ thuộc nhóm đối tượng phải chịu thuế GTGT tại mức thuế suất 10%. Việc xác định thuế suất áp dụng sẽ căn cứ vào các yếu tố. Ví dụ như đặc điểm của dịch vụ phần mềm và các tiêu chí cụ thể. Những tiêu chí này được xác định tại các Điều khoản liên quan.

Những quy định liên quan việc bán phần mềm có chịu thuế GTGT không

Dịch vụ phần mềm áp dụng thuế suất 0%

Một số trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn phần mềm cho các doanh nghiệp ở nước ngoài và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam (xuất khẩu). Đồng thời các dịch vụ này đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2.b, Điều 9 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Lúc này phần mềm sẽ được áp dụng mức thuế suất GTGT là 0%.

Điều này đồng nghĩa với việc dịch vụ phần mềm xuất khẩu không chịu thuế GTGT. Thông qua đó khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Đồng thời phù hợp với các quy định về thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0%, doanh nghiệp phải chứng minh về các dịch vụ phần mềm. Tất cả được cung cấp cho đối tác nước ngoài và tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bán phần mềm có chịu thuế GTGT không. Cùng với đó là quy định liên quan về việc áp dụng thuế cho phần mềm. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo