Kế toán khách sạn đảm đương công việc khá nặng bởi đây là mảng tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: kế toán thương mại, kế toán dịch vụ, kế toán sản xuất. Công việc này cũng khá phức tạp bởi sản phẩm dịch đa dạng và thường xuyên thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để hỏi rõ hơn về quy trình hạch toán kế toán khách sạn, hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây của Kế toán ATS.
Theo dõi xuất/ nhập hàng tồn kho và kiểm soát giá hàng hoá dịch vụ mua vào – hạch toán kế toán khách sạn
Theo dõi xuất/ nhập hàng tồn
Công việc của kế toán khách sạn như sau:
- Nhận các chứng từ xuất/ nhập kho từ bộ phận kho, mua hàng.
- Kiểm tra tính hợp lệ, chính xác theo quy định của chứng từ.
- Đôn đốc các bộ phận liên quan luân chuyển chứng từ, hồ sơ đúng hạn để phục vụ công việc lên kế hoạch và lập báo cáo cần thiết.
- Tổ chức hạch toán và lưu trữ các chứng từ liên quan.
- Cần báo cáo kịp thời các sai phạm trong quá trình xuất nhập hàng.
- Kiểm tra số lượng xuất hàng hàng ngày so với quy định tồn kho của khách sạn.
- Báo cáo và đưa ra hướng xử lý về các trường hợp không thực hiện đúng quy định về mức tồn kho và số lượng hàng đặt, những biến động đột xuất.
- Kiểm tra định kỳ số lượng hàng tồn, kết hợp cùng nhân viên bếp kiểm kê chất lượng và số lượng, kiểm tra hạn sử dụng của hàng tồn kho thực tế.
- Lên kế hoạch tồn kho cho những nguyên vật liệu còn tương sống, mua hàng mới phù hợp.
Kiểm soát giá hàng hoá dịch vụ mua vào và thanh toán cho nhà cung cấp
Đối với công việc này, hạch toán kế toán khách sạn hiện các công việc bao gồm:
- Thu tập báo giá của các bên cung cấp sản phẩm dịch vụ.
- Theo dõi biến động tăng giảm nguyên vật liệu của các bên cung cấp.
- Kiểm tra định kỳ giá cả của thị trường so với giá của các bên cung cấp.
- Phối hợp cùng bộ phận bếp xem xét các số liệu hàng nhập để thanh toán cho phía nhà cung cấp, lập kế toán tài chính phù hợp với tình trạng hàng hoá và thiếu tiền.
Quản lý công cụ dụng cụ (CCDC) và tài sản cố định (TSCĐ) – hạch toán kế toán khách sạn
Quản lý CCDC và TSCĐ kế toán cần thực hiện những công việc sau:
- Thường xuyên theo dõi số lượng CCDC nhập về và xuất dùng.
- Hàng tháng theo dõi số lượng CCDC tăng giảm.
- Tổ chức việc quản lý TSCĐ, các công cụ và máy móc quan trọng như: theo dõi chi phí, dán nhãn; tổ chức kiểm kê tài sản thực tế, máy móc, công cụ.
Tính định mức tiêu hao của nguyên vật liệu và theo dõi xuất hoá đơn- hạch toán kế toán khách sạn
Tính định mức tiêu hao của nguyên vật liệu
Tính định mức tiêu hao của nguyên vật liệu bao gồm các công việc:
- Tính định mức tiêu hao của từng món ăn.
- Tính định mức tiêu hao với các nguyên vật liệu thay thế.
- Kiểm tra tiêu hao nguyên vật liệu từ phòng bếp, quầy bar, các món ăn của khách…
- Tính giá vốn tương ứng từ nguyên vật liệu tiêu hao các món từ phòng bếp, quầy bar…
Theo dõi xuất hoá đơn
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đều sử dụng hoá đơn điện tử gắn mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. Do vậy, kế toán có thể kiểm tra và hạch toán kế toán khách sạn chính xác các hoá đơn đã xuất. Quản lý được thông tin của các đơn hàng đã thanh toán, thanh toán chậm hoặc nợ phải thu.
Tính toán các loại giá thành – hạch toán kế toán khách sạn
Hạch toán kế toán khách sạn cần thực hiện các tính toán giá thành khá đa dạng. Kế toán cần thực hiện sao cho đúng đủ để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí bao gồm các nguyên vật liệu chính để chế biến món ăn như: thịt, cua, tôm, cá, rau, đậu, gạo, mì… Các vật liệu phụ gia cho chế biến: mắm, muối, hạt nêm, tương ớt, các loại gia vị nói chung…
Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của các đầu bếp và phụ bếp.
Chi phí sản xuất chung
Các chi phí phát sinh khác trong nhà bếp ngoài 2 mục trên cùng các chi phí phát sinh tại phòng đãi khách. Các phát dinh bao gồm:
- Chi phí nhân viên: quản đốc, phục vụ bàn, nhân viên vệ sinh…
- Chi phí nhiên liệu: khí gas, than đốt, điện…
- Chi phí CCDC: tủ kệ, nồi niêu, bát đĩa… phục vụ cho việc nấu ăn.
- Chi phí mua ngoài: điện thoại, điện, nước…
Chi phí bằng tiền khác
Các chi phí bằng tiền phải kể đến bao gồm:
Chi phí phát sinh tại phòng tiếp đãi khách:, khấu hao bàn ghế, khấu hao khách sạn, khấu hao dụng cụ, tiền điện nước, điện thoại…
Các chi phí gắn với từng đơn đặt hàng: trang trí sân khấu, chi phí thuê MC, hoa tươi, trang trí… các chi phí phát sinh tại phòng đãi khách.
Xem thêm: Tầm quan trọng của bộ phận hạch toán kế toán nhà hàng
Trên đây là quy trình hạch toán kế toán khách sạn kế toán cần nắm rõ để hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan tới nghiệp vụ kế toán hãy liên hệ với kế toán ATS để được hỗ trợ. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề và dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com