Hiện nay mô hình kinh doanh hộ gia đình đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Điều này càng trở nên quan trọng khi nhu cầu mua sắm và tiêu dùng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh hộ cá thể trơn tru thì cần rất nhiều thủ tục. Những thủ tục này sẽ đảm bảo hộ gia đình được kinh doanh hợp pháp và tin cậy. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất theo quy định gồm những gì? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết những điều cần biết trong bài viết này
Hộ kinh doanh gia đình là gì?
Trước khi tìm hiểu thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình thì cần biết hộ gia đình là gì. Theo Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khái niệm về hộ kinh doanh được định nghĩa như sau: Hộ kinh doanh là một tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc các thành viên trong một hộ gia đình đăng ký thành lập. Họ sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Việc này sẽ áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh mà hộ thực hiện. Một số hộ kinh doanh được thành lập bởi các thành viên trong một gia đình. Lúc này các thành viên đó cần chỉ định một người làm đại diện cho hộ kinh doanh.
Người được ủy quyền này sẽ thay mặt hộ kinh doanh trong mọi giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc sẽ là chủ hộ kinh doanh. Việc này cũng sẽ áp dụng với cả người được thành viên trong hộ gia đình ủy quyền. Ngoài ra họ cũng sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành. Cùng với đó là quản lý hoạt động kinh doanh của hộ.
Tuy nhiên hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Do đó không được coi là một loại hình doanh nghiệp. Sự khác biệt với doanh nghiệp nằm ở hình thức tổ chức và phạm vi trách nhiệm pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm với hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Trong khi doanh nghiệp có nhiều hình thức tổ chức và quy mô hoạt động lớn hơn.
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm pháp lý và hoạt động kinh doanh riêng biệt. Nó khác với các loại hình doanh nghiệp thông thường. Dưới đây là những đặc điểm quan trọng của hộ kinh doanh cá thể:
- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ. Cùng với đó nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cá thể có thể được đăng ký dưới tên của một cá nhân hoặc một hộ gia đình
- Các thành viên tham gia đều phải là công dân Việt Nam. Không áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể mở rộng hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau.
- Chỉ được phép đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính. Cần thông báo cụ thể đến cơ quan quản lý địa điểm kinh doanh khác.
- Hộ kinh doanh cá thể không bị giới hạn về số lượng lao động. Tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể thuê một người quản lý thay mặt điều hành. Đồng thời không cần chủ hộ trực tiếp tham gia vận hành.
- Áp dụng thuế VAT theo phương pháp khoán hoặc phương pháp trực tiếp.
- Tính thuế TNCN theo thu nhập thực tế của hộ kinh doanh.
- Lệ phí môn bài tính theo doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh được phép sử dụng hóa đơn điện tử. Từ đó giúp giao dịch trở nên thuận tiện, minh bạch hơn.
Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo Khoản 1, Điều 82, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần đáp ứng điều kiện. Nếu đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó hộ gia đình cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Hộ kinh doanh phải hoạt động trong các ngành, nghề hợp pháp. Không thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Cấu trúc tên khi đăng ký và xin giấy phép kinh doanh phải có cụm từ “Hộ kinh doanh”.
- Tên riêng của hộ kinh doanh, được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên hộ gia đình có thể sử dụng các chữ cái F, J, Z, W. Đồng thời có thể kèm theo chữ số hoặc ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử. Không vi phamk văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không được sử dụng các từ “doanh nghiệp” hoặc “công ty” để đặt tên. Từ đó ánh gây nhầm lẫn với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với hộ kinh doanh khác. Áp dụng trong cùng phạm vi cấp huyện.
- Hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo đúng quy định. Trong đó bao gồm các giấy tờ cần thiết. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp của việc thành lập và hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cần nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của cơ quan nhà nước. Thông qua đó hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất theo quy định
Bước 1: Chuẩn bị thông tin đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Trước khi tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình, cá nhân hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin quan trọng như sau:
- Điền đơn xin cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình theo mẫu quy định. Đảm bảo tính chính xác và trung thực trong các nội dung khai báo.
- Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD). Hoặc Hộ chiếu của người đại diện hộ kinh doanh. Nếu thành viên khác cùng góp vốn, cần bổ sung giấy tờ tùy thân của thành viên này.
- Hợp đồng thuê nhà. Áp dụng khi địa điểm kinh doanh là nhà thuê.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/đất. Áp dụng khi địa điểm thuộc quyền sở hữu của hộ kinh doanh.
- Một số trường hợp, cần có giấy xác nhận sử dụng địa điểm hợp pháp từ chính quyền địa phương.
- Cần liệt kê chi tiết các ngành nghề dự định kinh doanh.
- Đảm bảo ngành nghề không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật. Đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề. Cùng với đó là vốn pháp định hoặc điều kiện cơ sở vật chất.
- Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (dịch vụ ăn uống, giáo dục, y tế, môi trường,…) cần cung cấp giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép hành nghề chuyên môn, Chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Lúc này gia đình đã có đầy đủ thông tin thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Khi đó bước tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến tính hợp pháp. Cùng với đó là khả năng cấp phép kinh doanh của hộ gia đình. Các giấy phép thành lập hộ kinh doanh như sau
- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình soạn theo mẫu. Áp dụng quy định của Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Thông tin trên đơn bao gồm tên hộ kinh doanh, địa chỉ trụ sở. Ngoài ra lad ngành nghề đăng ký kinh doanh, số lượng lao động và vốn đăng ký.
- Một số hộ gia đình có nhiều thành viên cùng góp vốn để thành lập hộ kinh doanh. Lúc này hộ cần có biên bản họp xác nhận việc đồng thuận thành lập hộ kinh doanh.
- Giấy ủy quyền chỉ định người đại diện hộ kinh doanh thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
- Một số trường hợp nười đại diện hộ kinh doanh không trực tiếp đi nộp hồ sơ. Lúc này cần có giấy ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện thay.
- Một số trường hợp sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói. Lúc này cần bổ sung giấy ủy quyền hợp pháp cho đơn vị tư vấn.
Bước 3: Nộp hồ sơ thủ tục đăng ký hộ gia đình cá thể
Tại bước này hộ kinh doanh đã hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Lúc này cá nhân hoặc hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân sẽ phụ thuộc vào nơi đặt địa điểm kinh doanh. Tại đây, hồ sơ sẽ được tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ. Đồng thời, người đăng ký có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản lệ phí theo quy định. Thông qua đó hoàn tất quá trình đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh hộ gia đình.
Bước 4: Nhận kết quả thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Khi đã nộp hồ sơ đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau đó xác nhận hồ sơ có đạt điều kiện hợp lệ theo quy định pháp luật. Nếu hợp lệ Giấy phép kinh doanh hộ gia đình sẽ được cấp cho chủ hộ. Theo thời gian hẹn trả kết quả đã được thông báo, người đăng ký có thể đến trực tiếp cơ quan đăng ký. Thông qua đó nhận giấy phép hoặc thực hiện các thủ tục nhận kết quả. Hộ gia đình sẽ thực hiện theo hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký
Thời gian xử lý thủ tục xin Giấy phép kinh doanh hộ gia đình có thể khác nhau. Điều này tùy thuộc vào từng địa phương và khối lượng công việc của cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông thường, quá trình này kéo dài từ 5 đến 10 ngày làm việc. Thời gian tính kể từ ngày cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh không bị gián đoạn, bạn nên chủ động dự trù thời gian này. Đồng thời có sự chuẩn bị phù hợp cho các hoạt động kinh doanh sau khi được cấp phép.
Theo dõi tình trạng hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, việc theo dõi tiến độ xử lý là rất quan trọng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan chức năng yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa thông tin, hãy phản hồi nhanh chóng. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết. Thông qua đó tránh làm chậm trễ quá trình cấp phép.
Đăng ký thuế sau khi nhận giấy phép
Ngay sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế địa phương theo đúng thời hạn quy định. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Nó còn đảm bảo doanh nghiệp hộ kinh doanh tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ thuế. Ví dụ như khai báo, nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (nếu có). Cùng với đó là các loại thuế khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lưu giữ hồ sơ một cách cẩn thận
Toàn bộ tài liệu liên quan đến quá trình đăng ký kinh doanh cần được lưu giữ đầy đủ và có hệ thống. Việc lưu trữ hồ sơ cẩn thận không chỉ giúp thuận tiện khi cần tra cứu. Điều này còn phục vụ cho quá trình kiểm tra, thanh tra thuế. Cùng với đó là các thủ tục hành chính phát sinh sau này. Bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký: Các giấy tờ đã nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Biên lai nộp lệ phí: Chứng từ xác nhận việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
- Giấy phép kinh doanh: Văn bản chứng nhận quyền hoạt động hợp pháp của hộ kinh doanh.
Xem thêm:
Trên đây là thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất theo quy định. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com