Đánh giá bài viết post

Thanh lý tài sản cố định không chỉ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro tài chính, mà còn có thêm điều kiện để tăng trưởng và phát triển, đóng vai trò trong việc tái cơ cấu tài chính. Đây là nội dung kế toán quan trọng kế toán phải nắm rõ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kế toán ATS để hiểu và thực hiện đúng quy trình thanh lý tài sản cố định

Các trường hợp cần thực hiện thanh lý tài sản cố định

Thanh lý tài sản cố định được quy định tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 của Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Doanh nghiệp thanh lý tài sản cố định khi:

Tài sản cố định hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng

Khi tài sản cố định của doanh nghiệp bị hỏng hóc, gặp phải sự cố không thể khắc phục sửa chữa, doanh nghiệp thực hiện thanh lý để loại bỏ tài sản đó ra khỏi danh mục sở hữu.

Tài sản cố định đã lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

Sau thời gian dài sử dụng, tài sản cố định sẽ trở nên cũ kỹ và lạc hậu về kỹ thuật, không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện thanh lý và nâng cấp bằng tài sản mới.

Doanh nghiệp sáp nhập, nhượng bán, giải thể

Trong quá trình sáp nhập, nhượng bán và giải thể doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý những tài sản cố định không còn dùng tới để tập trung vào hoạt động mới, tối ưu tài chính.

5 bước trong quy trình thanh lý tài sản cố định

Trước khi đi tới quyết định thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp cần thành lập Hội đồng thanh lý với nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý, lập biên bản thanh lý. quy trình thanh lý tài sản cố định được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phòng ban) có tài sản cố định cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt. Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ danh mục tài sản cố định cần thanh lý.

Bước 2: Người có thẩm quyền ra Quyết định thanh lý tài sản cố định.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định

Hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài sản.

Bước 4: Tiến hành thanh lý tài sản cố định

Tùy vào điều kiện và đặc điểm của tài sản cố định mà Hội đồng thanh lý tài sản cố định trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý tài sản cố định như bán tài sản, hủy tài sản.

Bước 5: Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập Biên bản thanh lý tài sản cố định 

Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Một số lưu ý khi thanh lý tài sản cố định

Đối với các tài sản cố định loại 6 khi nhượng bán, thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hoặc bổ sung vốn điều lệ sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC).

Xem thêm:

Trên đây là các trường hợp cần thanh lý tài sản cố định và 5 bước quan trọng trong quy trình thanh lý tài sản cố định. Nếu còn bất kỳ thông tin nào chưa nắm rõ về nghiệp vụ kế toán, hãy liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ giải đáp và đào tạo nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp. Thông tin của chúng tôi:

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo