Báo cáo tài chính là tài liệu kiểm toán tài chính quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào. Chính vì thế, việc nộp báo cáo tài chính năm đúng hạn tới các cơ quan là điều bắt buộc. Thông qua đó, cơ quan có thẩm quyền biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có phương án điều chỉnh tài chính và kinh doanh phù hợp. Vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là khi nào? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu và giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là quy định xử phạt liên quan
Báo cáo tài chính là gì?
Để biết được khi nào là thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là bao lâu cần biết báo cáo tài chính là gì. Báo cáo tài chính (BCTC) là tài liệu quan trọng với doanh nghiệp. Nó phản ánh toàn diện tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, và kinh tế của doanh nghiệp. Bộ hồ sơ này được lập bởi bộ phận kế toán của chính doanh nghiệp. Nó tuân thủ các chuẩn mực và quy định pháp luật hiện hành. Báo cáo tài chính không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động. Nó còn phục vụ công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước. Cùng với đó là các nhà đầu tư, đối tác và các bên liên quan.
Báo cáo tài chính không chỉ là tài liệu bắt buộc theo quy định pháp luật. No còn đóng vai trò quan trọng trong việc minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Thông qua đó tạo niềm tin cho các bên liên quan. Việc lập và nộp BCTC đúng hạn không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Đồng thời còn góp phần nâng cao uy tín và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thời hạn và nội dung của báo cáo tài chính là yếu tố quan trọng. Việc này đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng và đối tác chiến lược.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm những gì?
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,. Chẳng hạn cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Báo cáo này gồm hai phần chính: Tài sản và Nguồn vốn, trong đó:
- Tài sản: Bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động. Các khoản đầu tư, và các khoản phải thu.
- Nguồn vốn: Gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ khác.
Điểm đặc biệt của bảng cân đối kế toán là giá trị tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn. Điều này nhằm thể hiện sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin này phản ánh trung thực và chính xác tình hình thực tế. Từ đó giúp doanh nghiệp và các bên liên quan đánh giá hiệu quả quản lý nguồn lực. Cùng với đó làtình hình tài chính hiện tại.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo. Nội dung chính của báo cáo này bao gồm:
- Doanh thu: Tất cả các khoản thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Chi phí: Bao gồm chi phí vận hành, chi phí tài chính, và các khoản chi phí khác.
- Thuế: Các khoản thuế phải nộp liên quan đến thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận: Số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí và thuế.
Báo cáo này không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp tính toán số tiền thuế cần nộp. Đây còn là tài liệu được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Thông qua đó giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nó cũng là công cụ để nhà quản lý đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chia thành ba loại chính:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Liên quan đến hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Bao gồm mua sắm tài sản, đầu tư tài chính. Các khoản thu từ hoạt động đầu tư.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Liên quan đến vay vốn, trả nợ. Các hoạt động huy động vốn khác.
Báo cáo này phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Nó cho thấy khả năng thanh toán, quản lý dòng tiền và đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Các doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn nếu dòng tiền vào thấp. Điều này do các khoản nợ khó thu hồi hoặc khách hàng chậm thanh toán. Từ đó ảnh hưởng đến việc duy trì nguồn vốn và đầu tư trong tương lai.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu. Nó giúp làm rõ và chi tiết hóa các thông tin trong bộ báo cáo tài chính. Nội dung này bao gồm:
- Chính sách kế toán: Các nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.
- Phân tích chỉ tiêu: Diễn giải các số liệu quan trọng. Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.
Thông qua thuyết minh báo cáo, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế, có thể nắm bắt cụ thể tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hỗ trợ nhà quản lý nội bộ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đối với từng loại doanh nghiệp
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm với doanh nghiệp nhà nước
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị kế toán có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính năm trong thời gian quy định sau khi kết thúc kỳ kế toán năm. Cụ thể, báo cáo phải nộp không muộn hơn 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Áp dụng đối với các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đối với công ty mẹ hoặc tổng công ty nhà nước, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm kéo dài hơn. Lúc này phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Ví dụ, kỳ kế toán năm 2024 của doanh nghiệp được xác định từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024. Do đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 của các doanh nghiệp nhà nước sẽ là ngày 30/01/2025. Trong khi các công ty mẹ và tổng công ty nhà nước, thời hạn này sẽ là ngày 30/3/2025.
Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc các tổng công ty nhà nước phải gửi báo cáo tài chính của mình cho công ty mẹ. Hoặc tổng công ty theo thời hạn mà công ty mẹ hoặc tổng công ty quy định. Thời gian này có thể khác nhau tùy vào yêu cầu của từng công ty mẹ hoặc tổng công ty.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm các loại doanh nghiệp khác
Đối với các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, đơn vị kế toán có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính trong thời hạn không quá 30 ngày. Thời hạn kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác thuộc các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH… phải nộp báo cáo tài chính trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc kỳ kế toán năm.
Cũng như đối với doanh nghiệp nhà nước, kỳ kế toán năm 2024 của các doanh nghiệp này bắt đầu từ ngày 01/01/2024 và kết thúc vào ngày 31/12/2024. Do đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 đối với các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là ngày 30/01/2025. Trong khi đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn này sẽ là ngày 30/3/2025.
Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm cũng cần được nộp cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời gian và quy định mà đơn vị cấp trên đưa ra.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Thời hạn là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Điều này giúp các cơ quan chức năng có đủ thời gian. Thông qua đó kiểm tra và đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ việc quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này.
Đối với kỳ kế toán năm 2024, thời gian bắt đầu từ ngày 01/01/2024 và kết thúc vào ngày 31/12/2024. Do đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là ngày 30/3/2025.
Mức xử phạt cho việc nộp quá thời hạn báo cáo tài chính năm
Theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018, các hành vi vi phạm liên quan đến việc nộp và công khai quá thời hạn nộp báo cáo tài chính năm được quy định và xử phạt cụ thể như sau:
- Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho các hành vi sau
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thẩm quyền trễ hơn không quá 03 tháng thời hạn được công bố
- Công khai báo cáo tài chính trễ hơn không quá 03 tháng so với thời hạn được công bố
- Xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cho các hành vi sau
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ và chi tiết nội dung theo quy định.
- Không có báo cáo kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính trong các trường hợp pháp luật yêu cầu kiểm toán.
- Nộp báo cáo tài chính trễ hơn 03 tháng trở lên so với thời hạn được công bố
- Không có báo cáo kiểm toán khi công khai báo cáo tài chính trong các trường hợp bắt buộc.
- Công khai báo cáo tài chính trễ hơn 03 tháng trở lên so với thời hạn được công bố
- Xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho các hành vi sau
- Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính được công khai không đúng sự thật.
- Số liệu trong báo cáo tài chính không đồng bộ trong cùng một kỳ kế toán để sử dụng tại Việt Nam.
- Xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cho các hành vi sau
- Trốn tránh, cố chấp không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trốn tránh, cố chấp không báo cáo tài chính theo quy định.
Các hành vi vi phạm tại điểm b và điểm d, khoản 2 nêu trên sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Buộc phải nộp và công khai báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật.
Xem thêm:
- Báo cáo tài chính của công ty TNHH nhỏ mới nhất hiện nay
- Quá thời hạn quyết toán thuế TNCN bị xử lý như thế nào?
Trên đây là những điều cần biết về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm. Cùng với đó là những tài liệu phải chuẩn bị và mức xử phạt theo quy định. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com