2.2/5 - (444 bình chọn)

Khi doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thì khoản thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là quan trọng nhất. Đây là loại thuế gián thu được cấu thành trực tiếp trong giá sản phẩm khi bán. Tuy nhiên khoản thuế chỉ thu vào một số mặt hàng cần tập trung để điều tiết tiêu dùng. Vì thế việc hạch toán  thuế này là quan trọng khi ghi lại các khoản tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ tới các bạn quy trình hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt chi tiết nhất. Cùng với đó là thông tin tài khoản hạch toán

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì

Trước khi chúng ta tìm hiểu quy trình hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt thì chúng ta cần biết những điều cơ bản về loại thuế này. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu theo quy định pháp luật. Loại thuế này áp dụng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ đặc biệt. Chủ yếu là những sản phẩm xa xỉ. Hoặc có tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng đối với một số hàng hóa và dịch vụ nhất định. Điều này phụ thuộc các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam. Các sản phẩm này chủ yếu thuộc các nhóm hàng hóa xa xỉ, có giá trị cao. Hoặc các dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ như: bia, rượu, thuốc lá, ô tô, xe máy phân khối lớn. Ngoài ra là các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, và một số dịch vụ giải trí.

Thông thường doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa. Đây là những đối tương chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên đây là thuế gián thu nhưng người tiêu dùng cuối cùng mới là đối tượng chịu thuế thực tế. Điều này có nghĩa là khoản thuế TTĐB sẽ được tính vào giá bán của hàng hóa hoặc dịch vụ. Sau đó được người tiêu dùng thanh toán khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ thuế từ người tiêu dùng. Khoản thuế doanh nghiệp thu sẽ được nộp lại cho cơ quan nhà nước

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì

Tài khoản hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Tài khoản 3332 được sử dụng để ghi nhận nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là tài khoản quan trọng trong hệ thống kế toán. Thông qua đó phản ánh và hạch toán số thuế TTĐB phát sinh. Cùng với đó là số đã nộp, và số còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Theo quy định, tài khoản 3332 chỉ áp dụng cho bên giao ủy thác. Từ đó ghi nhận và hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh trong giao dịch. Bên nhận ủy thác không sử dụng tài khoản này.

Cấu trúc tài khoản 3332 như sau:

  • Bên Có: Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán.
  • Bên Nợ: Ghi nhận số thuế TTĐB đã nộp hoặc được khấu trừ trong kỳ kế toán.
  • Số dư bên Có: Biểu thị số thuế TTĐB mà doanh nghiệp còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Số dư bên Nợ: Biểu thị số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp

Trong tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, tài khoản 3332 là một trong các tài khoản cấp 2. có mối quan hệ với các tài khoản khác như:

  • Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: Ghi nhận thuế xuất khẩu và nhập khẩu. Các khoản này phát sinh, đã nộp, và còn phải nộp.
  • Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Ghi nhận thuế TNDN phải nộp, đã nộp. Cùng với đó là số còn phải nộp.
  • Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản khác: Ghi nhận các khoản khác ngoài thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Tài khoản hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Quy trình hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt chi tiết theo từng trường hợp

Hạch toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Đồng thời chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ. Lúc này kế toán cần phản ánh đầy đủ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó bao gồm cả thuế TTĐB tính trong giá bán, nhưng không bao gồm thuế GTGT. Cụ thể, các bước hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện như sau:

Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán): Ghi nhận tổng số tiền khách hàng thanh toán. Bao gồm cả giá trị hàng hóa, dịch vụ và thuế TTĐB.
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Ghi nhận giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó không có thuế GTGT.
  • Có TK 512 – Doanh thu nội bộ: Có giao dịch nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn. Hoặc giữa các phòng ban của doanh nghiệp.
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: Ghi nhận số thuế GTGT phải nộp cho cơ quan thuế. Khoản thuế tính theo phương pháp khấu trừ.

Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

Trong trường hợp này, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ bao gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT. Đây chính là các khoản thuế sẽ tính vào giá tiền bán hàng tới khách. Hạch toán sẽ được thực hiện như sau:

  • Nợ các TK 111, 112, 131, … (Tổng giá thanh toán): Ghi nhận tổng giá trị thanh toán của khách hàng. Bao gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT.
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bao gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT.
  • Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: Nếu là giao dịch nội bộ, ghi nhận doanh thu nội bộ.

Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Khi xác định số thuế TTĐB phải nộp đối với hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Điều chỉnh doanh thu đã ghi nhận để tính thuế TTĐB.
  • Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: Nếu là giao dịch nội bộ, ghi nhận điều chỉnh doanh thu nội bộ.
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp cho cơ quan thuế.

Hạch toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Lúc này kế toán cần căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu. Đồng thời căn cứ thông báo nộp thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền. Thông qua đó xác định số thuế TTĐB phải nộp. Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong trường hợp này như sau:

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Lúc này thuế được xác định dựa trên hóa đơn mua hàng nhập khẩu. Cùng với đó là thông báo nộp thuế từ cơ quan hải quan.

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…: Giá trị hàng nhập khẩu (bao gồm thuế TTĐB).
  • Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp.

Trường hợp hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Ví dụ, hàng hóa quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan. Khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi nhận khoản phải thu từ bên sở hữu hàng hóa.

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác: Phản ánh số thuế TTĐB sẽ thu lại từ bên sở hữu hàng hóa.
  • Có TK 3332: Thuế TTĐB đã nộp.

Kế toán hoàn phần thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể được hoàn lại thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi thực hiện tái xuất hàng hóa hoặc tài sản. Kế toán ghi nhận và hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Khi tái xuất hàng hóa để bán:

Trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã chịu thuế TTĐB và hàng hóa này được xuất bán, kế toán thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận khoản thuế TTĐB được hoàn lại.
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán: Nếu hàng hóa được xuất bán, ghi nhận giá vốn tương ứng.
  • Có các TK 152, 153, 156 (Hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu): Nếu hàng hóa được xuất để trả lại cho nhà cung cấp hoặc tái xuất mà không phải là bán, ghi nhận vào các tài khoản này.

Khi tái xuất tài sản cố định:

Nếu tài sản cố định (TSCD) đã chịu thuế TTĐB và được tái xuất (hoặc trả lại), kế toán thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận thuế TTĐB đã nộp và được hoàn lại.
  • Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình: Ghi nhận giá trị tài sản cố định được tái xuất.
  • Có TK 811 – Chi phí khác: Tài sản cố định được bán. Ghi nhận giá trị tài sản cố định đã bán vào tài khoản chi phí khác.

Khi hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

Trong trường hợp hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chẳng hạn như hàng hóa quá cảnh hoặc hàng hóa nhập khẩu nhưng doanh nghiệp chỉ là đại lý, thuế TTĐB cũng có thể được hoàn lại khi hàng hóa tái xuất. Hạch toán sẽ thực hiện như sau:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận số thuế TTĐB hoàn lại.
  • Có TK 138 – Phải thu khác: Ghi nhận khoản thuế TTĐB mà doanh nghiệp có quyền nhận lại từ cơ quan thuế.

Kế toán hoàn phần thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu

Kế toán trong trường hợp nhập khẩu ủy thác 

Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo ủy thác, thuế TTĐB phát sinh được ghi nhận như sau:

Khi nhận thông báo nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611, …: Ghi nhận giá trị hàng hóa nhập khẩu, tài sản cố định, hoặc chi phí liên quan đến thuế TTĐB.
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận nghĩa vụ thuế TTĐB phải nộp cho nhà nước.

Khi bên giao ủy thác thanh toán thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác: Khi bên giao ủy thác nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, kế toán sẽ phản ánh việc giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Giảm số thuế TTĐB phải nộp.
  • Có các TK 111, 112: Nếu bên giao ủy thác thanh toán ngay cho bên nhận ủy thác.
  • Có TK 3388 – Phải trả khác: Nếu bên giao ủy thác chưa thanh toán ngay cho bên nhận ủy thác, ghi nhận nghĩa vụ phải trả.
  • Có TK 138 – Phải thu khác: Nếu đã ứng trước tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác.

Kế toán bên nhận ủy thác: Bên nhận ủy thác không ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế cho bên giao ủy thác:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác: Ghi nhận số tiền mà bên giao ủy thác phải hoàn lại.
  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác: Trừ vào số tiền đã nhận từ bên giao ủy thác.
  • Có các TK 111, 112: Ghi nhận tiền đã thanh toán cho cơ quan thuế.

Kế toán khi thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước

Ghi nhận khoản thuế TTĐB nộp ngân sách:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Giảm nghĩa vụ thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp.
  • Có các TK 111, 112: Ghi nhận số tiền đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Thông qua tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

Kế toán khi thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước

Kế toán được giảm hoặc hoàn khi bán hàng hóa, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ

Khi nhận thông báo từ cơ quan thuế về số thuế TTĐB được giảm hoặc hoàn lại, kế toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận giảm thuế TTĐB phải nộp.
  • Có TK 711 – Thu nhập khác: Ghi nhận khoản thu nhập từ việc hoàn thuế TTĐB.

Kế toán với sản phẩm, dịch vụ nội bộ, biếu, tặng, khuyến mại

Khi xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, kế toán phản ánh:

  • Nợ các TK 641 (Chi phí quản lý doanh nghiệp), 642 (Chi phí bán hàng): Ghi nhận chi phí liên quan đến việc tiêu dùng nội bộ hoặc khuyến mại.
  • Có các TK 154, 155 (Hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu): Ghi nhận giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu xuất dùng nội bộ.
  • Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ghi nhận thuế TTĐB phải nộp cho cơ quan thuế. Áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Xem thêm:

Trên đây là quy trình hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng trường hợp cụ thể. Cùng với đó là những thông tin cần biết về thuế tiêu thụ đăc biệt. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo