Đánh giá bài viết post

Quyết toán thuế là nghĩa vụ mà bất kì doanh nghiệp nào đều phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, kế toán cũng không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Sau đó những sai sót này được phát hiện trong quá trình quyết toán thuế. Từ đó dẫn đến cần phải thực hiện việc điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế. Vậy đâu là những bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế theo quy định? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết các loại bút toán điều chỉnh trong bài viết này

Vì sao doanh nghiệp thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế

Quyết toán thuế là quá trình cơ quan thuế kiểm tra. Đồng thời xác minh các số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai. Tuy nhiên một số trường hợp phát hiện sai sót, thiếu sót hoặc chênh lệch. Lúc này doanh nghiệp phải thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế. Từ đó đảm bảo rằng số liệu kế toán phản ánh trung thực và chính xác. Cụ thể như sau:

  • Ghi nhận chính xác số thuế phải nộp, truy thu hoặc phạt. Từ đó tránh sai lệch trong bảng cân đối kế toán.
  • Số liệu kế toán khớp với số liệu thuế đã được quyết toán.
  • Báo cáo tài chính minh bạch và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Ví dụ như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, và cơ quan quản lý.
  • Tránh bị truy thu thuế hoặc phạt trong các đợt kiểm tra tiếp theo.
  • Giảm thiểu khó khăn trong giải trình với cơ quan thuế hoặc các đối tác tài chính.
  • Tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hoặc quốc tế (IFRS) mà doanh nghiệp áp dụng.
  • Đáp ứng yêu cầu kiểm toán độc lập. Đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc doanh nghiệp niêm yết.
  • Doanh nghiệp có được số liệu chính xác. Từ đó lập kế hoạch tài chính, dự báo và ra quyết định chiến lược.
  • Cấp quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn. Đặc biệt về hiệu quả hoạt động và tình trạng tài chính thực tế.

Vì sao doanh nghiệp thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế

Các bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế chi tiết theo quy định

Bút toán điều chỉnh thuế GTGT và TNDN sau quyết toán

Sau khi có kết quả quyết toán thuế, một số trường hợp có thể phát sinh sai sót. Từ đó làm tăng số thuế TNDN phải nộp hoặc giảm thuế GTGT được khấu trừ. Điều này sẽ dẫn đến tăng thuế GTGT phải nộp. Lúc này doanh nghiệp thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế như sau:

Trường hợp doanh nghiệp lỗ (Số dư Nợ TK 4211)

  • Nợ TK 811: Phản ánh chi phí phát sinh.
  • Có TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm.
  • Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp thêm.

Lưu ý: Chi phí này sẽ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN. Đồng thời được ghi vào chỉ tiêu [B4] “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” trên tờ khai thuế TNDN.

Trường hợp doanh nghiệp lãi (Số dư Có TK 4211)

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên:
    • Nợ TK 4211: Giảm lợi nhuận sau thuế.
    • Có TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm.
    • Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp thêm.
  • Nếu hội đồng của công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên chấp thuận tính vào lợi nhuận năm trước:
    • Nợ TK 4211: Giảm lợi nhuận sau thuế.
    • Có TK 33311, TK 3334: Số thuế phải nộp.
  • Nếu hội đồng của công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên không chấp thuận và chuyển thành chi phí của kỳ hiện tại:
    • Nợ TK 811: Chi phí phát sinh.
    • Có TK 33311, TK 3334: Số thuế phải nộp.

Các trường hợp đặc biệt liên quan đến thuế GTGT

  • Giảm số thuế GTGT được khấu trừ không dẫn đến tăng thuế GTGT phải nộp:
    • Nợ TK 4211: Giảm lợi nhuận sau thuế.
    • Có TK 1331: Số thuế GTGT khấu trừ bị giảm.
  • Tăng số thuế GTGT được khấu trừ:
    • Nợ TK 33311: Thuế GTGT được khấu trừ tăng.
    • Có TK 4211: Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.
  • Giảm số thuế GTGT đầu ra:
    • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra được giảm.
    • Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối tăng.

Bút toán điều chỉnh thuế GTGT và TNDN sau quyết toán

Quy trình điều chỉnh thuế TNCN sau quyết toán

Khi bị truy thu thuế TNCN, doanh nghiệp cần xác định trách nhiệm chi trả của khoản thuế này. Lúc này bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế TNCN được thực hiện như sau

  • Nếu nhân viên chịu trách nhiệm trả thì Thuế TNCN bị truy thu được khấu trừ vào lương của nhân viên:
    • Nợ TK 334: Khấu trừ lương nhân viên.
    • Có TK 3335: Thuế TNCN phải nộp thêm.
  • Nếu công ty chịu trách nhiệm trả trong trường hợp doanh nghiệp lỗ (Số dư Nợ TK 4211):
    • Nợ TK 811: Chi phí phát sinh.
    • Có TK 3335: Thuế TNCN bị truy thu.
  • Nếu công ty chịu trách nhiệm trả trong trường hợp doanh nghiệp lãi (Số dư Có TK 4211):
    • Nợ TK 4211: Giảm lợi nhuận sau thuế.
    • Có TK 3335: Thuế TNCN bị truy thu.

Hạch toán phần thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Khi nộp các khoản thuế GTGT, TNDN, TNCN vào ngân sách nhà nước doanh nghiệp hạch toán như sau

  • Nợ TK 33311: Thuế GTGT phải nộp thêm.
  • Nợ TK 3334: Thuế TNDN bị truy thu.
  • Nợ TK 3335: Thuế TNCN bị truy thu.
  • Có TK 1111/112: Số tiền nộp thuế.

Trường hợp giảm thuế GTGT được khấu trừ: Doanh nghiệp cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế trên tờ khai thuế GTGT kỳ hiện tại và ghi vào chỉ tiêu [37] “Điều chỉnh tăng” trên tờ khai thuế GTGT.

Hạch toán phần thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Những lưu ý khi thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế

Trường hợp chi phí không hợp lý, hóa đơn bất hợp pháp

Thuế GTGT đầu vào bị loại trừ do liên quan đến các chi phí không hợp lý. Một số trường hợp hóa đơn của nhà cung cấp bỏ trốn, hoặc sai lệch so với hóa đơn gốc. Tất cả các trường hợp này sẽ không được khấu trừ. Thay vào đó, khoản thuế này sẽ được tính vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Thực hiện bút toán như sau:

  • Nợ TK 811 (Chi phí khác)
  • Có TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ bị loại trừ).

Cuối kỳ, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), kế toán sẽ ghi nhận số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai thuế mẫu 03/TNDN để điều chỉnh thu nhập chịu thuế.

Trường hợp kê nhầm hóa đơn đầu vào quá hạn kê khai

Nếu thuế GTGT đầu vào bị loại trừ do kê nhầm hóa đơn đã quá thời hạn kê khai khấu trừ và bị phát hiện trong kỳ thanh tra, số thuế này sẽ được tính bổ sung vào chi phí kinh doanh kỳ sau.

Thực hiện bút toán như sau:

  • Nợ TK 624 (Chi phí quản lý sản xuất) hoặc Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)
  • Có TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ bị loại trừ).

Những lưu ý khi thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế

Trường hợp bị truy thu và phạt phần thuế GTGT đầu vào

Khi đoàn thanh tra quyết định truy thu thuế GTGT và áp dụng phạt tiền, doanh nghiệp phải thực hiện nộp các khoản này vào ngân sách nhà nước ngay theo biên bản thanh tra. Trong trường hợp này:

  • Kế toán giữ nguyên các số liệu đã kê khai trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Không điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào bị loại trừ trên tờ khai thuế GTGT.
  • Thực hiện bút toán ghi nhận số phải nộp:
    • Nợ TK 811 (Chi phí khác – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối)
    • Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp thêm theo biên bản thanh tra)
    • Có TK 3388 (Phạt vi phạm hành chính).
  • Thực hiện bút toán nộp tiền vào ngân sách nhà nước:
    • Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp thêm)
    • Nợ TK 3388 (Số tiền phạt)
    • Có TK 111/112 (Tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng).

Lưu ý khi thực hiện:

  • Khi nộp tiền, kế toán cần ghi rõ nội dung khoản chi, số biên bản thanh tra. Cùng với đó bộ phận phải ghi ngày lập biên bản và kỳ kê khai quyết toán. Từ đó sử dụng để đối chiếu sau này.
  • Sau khi quyết toán thuế, kế toán cần điều chỉnh báo cáo tài chính. Thông qua đó phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Các khoản thuế GTGT bị loại trừ hoặc phạt tiền sẽ được ghi vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế theo quy định. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện bút toán điều chỉnh. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo