Khi kinh doanh, doanh nghiệp sẽ luôn phát sinh những chi phí vận chuyển, bóc dỡ hàng hóa. Loại chi phí này luôn gắn liền bất kì loại hình doanh nghiệp nào, từ sản xuất đến dịch vụ. Bởi vậy, việc xác định tài khoản dành cho chi phí là điều vô cùng quan trọng. Từ đó đảm bảo sự hợp lý, chính xác và minh bạch các khoản chi phí của doanh nghiệp. Vậy chi phí bốc dỡ cho vào tài khoản nào? Định khoản tài khoản chi phí ra sao? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Chi phí bốc dỡ cho vào tài khoản nào để hạch toán?
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Bao gồm các chi phí mua hàng, chi phí chế biến. Cùng vơi đó là các chi phí trực tiếp trong quá trình đưa hàng về trạng thái hiện tại. Chi phí mua hàng có thể bao gồm các chi phí như vận chuyển, bốc dỡ. Cùng với đó là chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng. Tất cả đều được tính vào giá gốc của hàng tồn kho.
Theo Chuẩn mực kế toán số 03 về tài sản cố định, chi phí bốc dỡ ban đầu là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Do đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định. Như vậy, chi phí bốc dỡ cho vào tài khoản nào thì sẽ vào giá trị hàng tồn kho. Hoặc đưa vào nguyên giá tài sản cố định tùy theo trường hợp cụ thể.
Khi doanh nghiệp phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ trong quá trình mua hàng, kế toán sẽ ghi nhận các chi phí này vào giá trị hàng nhập kho. Cụ thể, bút toán được ghi nhận như sau:
- Nợ các TK 156, 152, 155, 211: Chi phí vận chuyển được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Hoặc nguyên giá của tài sản cố định.
- Nợ TK 133: Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ.
- Có TK 111, 112, 131: Số tiền chi trả cho vận chuyển.
Tuy nhiên, chi phí bốc dỡ định khoản có thể trở nên phức tạp hơn trong thực tế. Đặc biệt khi doanh nghiệp mua nhiều mặt hàng. Hoặc đặt nhiều loại tài sản trong cùng một lần vận chuyển. Lúc này, kế toán phải phân bổ chi phí bốc dỡ cho từng loại hàng hóa hoặc tài sản cụ thể. Đảm bảo ghi nhận chính xác giá trị từng loại hàng trong sổ sách.
Chi phí bốc dỡ định khoản và phân bổ như thế nào?
Phân bổ chi phí bốc dỡ theo tiêu thức giá mua
Nếu doanh nghiệp chọn phân bổ chi phí bốc dỡ theo tiêu thức giá mua, thì có thể áp dụng công thức sau:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = (Chi phí mua từng mặt hàng / Tổng giá trị hàng mua) x Chi phí vận chuyển chung
Phương pháp phân bổ này mang lại độ chính xác cao hơn. Đặc biệt phù hợp với các lô hàng có sự chênh lệch lớn về giá trị. Tuy nhiên, cách tính này tương đối phức tạp. Nếu nhập lượng lớn hàng, việc sử dụng phương pháp sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Doanh nghiệp A mua 3 mặt hàng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng:
Mặt hàng | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (chưa bao gồm VAT) | Tổng giá trị (chưa bao gồm VAT) |
Sản phẩm A | SP | 10 | 2.000.000 | 20.000.000 |
Sản phẩm B | SP | 15 | 2.500.000 | 25.000.000 |
Sản phẩm C | SP | 20 | 2.750.000 | 27.500.000 |
Chi phí bốc dỡ chung cho lô hàng là 2.000.000 đồng (chưa bao gồm VAT). Kế toán viên phân bổ chi phí bốc dỡ cho từng sản phẩm như sau:
- Chi phí bốc dỡ sản phẩm A = (20.000.000 / 72.500.000) x 2.000.000 = 551.724,18 đồng
- Chi phí bốc dỡ sản phẩm B = (25.000.000 / 72.500.000) x 2.000.000 = 689.655,17 đồng
- Chi phí bốc dỡ sản phẩm C = 2.000.000 – 551.724,18 – 689.655,17 = 758.620,65 đồng
Như vậy, kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán giá trị nhập kho của từng mặt hàng. Bao gồm cả chi phí bốc dỡ đã được phân bổ như sau:
- Nợ TK 156 sản phẩm A: 20.551.724,18 đồng
- Nợ TK 156 sản phẩm B: 25.689.655,17 đồng
- Nợ TK 156 sản phẩm C: 28.258.620,65 đồng
- Nợ TK 133: 7.450.000 đồng
- Có TK 112: 81.950.000 đồng
Phân bổ chi phí bốc dỡ theo số lượng hàng hóa mua
Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí bốc dỡ dựa trên số lượng hàng hóa mua, kế toán sẽ tính toán theo công thức:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = (Số lượng từng mặt hàng / Tổng số lượng hàng mua) x Chi phí vận chuyển chung
Đây là phương pháp được nhiều kế toán viên ưu tiên do tính đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, kết quả phân bổ mang tính chất tương đối. Phương pháp này chỉ dựa trên số lượng hàng hóa, không xét đến giá trị của từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp B mua 3 mặt hàng, thanh toán qua tiền gửi ngân hàng, chi tiết như sau:
Mặt hàng | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (chưa bao gồm VAT) | Tổng giá trị (chưa bao gồm VAT) |
Sản phẩm X | Kg | 100 | 400.000 | 40.000.000 |
Sản phẩm Y | Kg | 150 | 550.000 | 82.500.000 |
Sản phẩm Z | Kg | 250 | 575.000 | 143.750.000 |
Chi phí bốc dỡ chung cho lô hàng là 6.000.000 đồng (chưa bao gồm VAT). Chi phí bốc dỡ phân bổ cho từng mặt hàng được tính như sau:
- Chi phí bốc dỡ Sản phẩm X = (100 / 500) x 6.000.000 = 1.200.000 đồng
- Chi phí bốc dỡ Sản phẩm Y = (150 / 500) x 6.000.000 = 1.800.000 đồng
- Chi phí bốc dỡ Sản phẩm Z = 6.000.000 – 1.200.000 – 1.800.000 = 3.000.000 đồng
Kế toán sẽ hạch toán giá trị nhập kho của từng mặt hàng. Bao gồm cả chi phí bốc dỡ đã phân bổ như sau:
- Nợ TK 156 SP X: 41.200.000 đồng
- Nợ TK 156 SP Y: 84.300.000 đồng
- Nợ TK 156 SP Z: 146.750.000 đồng
- Nợ TK 133: 26.625.000 đồng
- Có TK 112: 298.875.000 đồng
Những lưu ý khác
Trong một số trường hợp phức tạp hơn, khi các chi phí vận chuyển được dùng cho nhiều loại hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu… được sử dụng cho sản phẩm chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán sẽ phải tiến hành phân bổ thêm thuế GTGT đầu vào của chi phí vận chuyển.
Phần thuế GTGT đầu vào của chi phí vận chuyển tương ứng với hàng hóa, nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm không chịu thuế GTGT sẽ được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng, không được khấu trừ.
Xem thêm:
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Bộ chứng từ thanh toán đầy đủ quốc tế gồm những gì
Trên đây là những điều cần biết về việc chi phí bốc dỡ cho vào tài khoản nào. Cùng với đó là hướng dẫn phân bổ và định khoản chi phí theo từng trường hợp cụ thể. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com