Có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế – đây là vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm. Liệu việc sở hữu giấy phép kinh doanh nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế có hợp pháp không? Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì? Bài viết dưới đây của Kế Toán ATS sẽ giúp bạn hiểu rõ về quy định pháp luật và những hậu quả có thể xảy ra. Hãy theo dõi để tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình kinh doanh!
Có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế có bị xử lý?
Câu trả lời là CÓ. Mọi cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật, trừ trường hợp được miễn. Nếu không thực hiện, người nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Điều này được quy định rõ trong Luật quản lý thuế và Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Nợ thuế hộ kinh doanh có sao không?
Câu trả lời là CÓ. Hộ kinh doan có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế sẽ phải đối mặt với các hình thức xử lý theo Luật Quản lý thuế. Mức độ xử phạt tùy thuộc vào số tiền nợ thuế, thời gian chậm nộp và hành vi vi phạm.
Nếu không nộp thuế đúng hạn, hộ kinh doanh có thể bị:
- Tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày trên số tiền thuế chưa nộp.
- Xử phạt hành chính với mức phạt từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
- Cưỡng chế thuế như phong tỏa tài khoản ngân hàng, đình chỉ hóa đơn hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp trốn thuế bị phạt như thế nào?
Doanh nghiệp có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Mức phạt sẽ tăng lên nhiều lần nếu doan nghiệp tái phạm, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có thủ đoạn tinh vi.
Một doanh nghiệp được coi là trốn thuế nếu có một trong các hành vi sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả hoặc khai sai sự thật để giảm số thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Hạch toán sai lệch chi phí, doanh thu để trốn thuế.
- Che giấu hoặc tiêu hủy tài liệu kế toán để tránh nghĩa vụ thuế.
- Sử dụng giao dịch liên kết để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp trốn thuế với số tiền lớn hoặc vi phạm có tổ chức, có thể bị xử lý theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Làm sao để biết mình có nợ thuế hay không?
Để tránh tình trạng có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế, việc kiểm tra nghĩa vụ thuế là rất quan trọng. Bạn có thể tự tra cứu thông tin nợ thuế theo các cách sau:
Tra cứu trên website Tổng cục thuế:
- Bước 1: Truy cập vào website Tổng cục Thuế.
- Bước 2: Chọn mục “Dịch vụ công” ở góc phải màn hình.
- Bước 3: Lựa chọn một trong các danh mục phù hợp với nhu cầu tra cứu: Thông báo quyết định cưỡng chế nợ thuế, Chấm dứt quyết định cưỡng chế thuế; Thông báo xuất cảnh,…
Kiểm tra trực tiếp tại cơ quan thuế: Trường hợp không thể tra cứu online hoặc cần xác nhận thông tin chính xác hơn, người nộp thuế có thể đến trực tiếp Chi cục Thuế quản lý để kiểm tra. Khi đi, cần mang theo giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu là doanh nghiệp).

Một số lưu ý khi thực hiện nghĩa vụ thuế
Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế không chỉ giúp doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động hợp pháp mà còn tránh được các rủi ro về tài chính và pháp lý. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lưu ý để tránh rơi vào trường hợp có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế:
- Không trì hoãn nghĩa vụ đăng ký thuế và đóng thuế: Theo Luật Quản lý thuế, mọi cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký thuế và thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Vì vậy, bạn phải đăng ký thuế ngay khi mới thành lập, đồng thời thực hiện kê khai thuế đúng thời hạn.
- Luôn cập nhật quy định về thuế: Chính sách thuế có thể thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế và các quy định quốc tế. Nếu doanh nghiệp không cập nhật kịp thời, có thể gặp phải những rủi ro sau như kê khai sai thuế, bỏ lỡ ưu đãi thuế, hoặc bị phạt vi phạm.
- Nên thuê dịch vụ đại lý thuế chuyên nghiệp: Quản lý thuế đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân không có chuyên môn về kế toán – thuế. Việc thuê dịch vụ đại lý thuế chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích như đảm bảo tuân thủ pháp luật, tiết kiệm thời gian và công sức, hạn chế các rủi ro pháp lý.

Xem thêm:
Trên đây là giải đáp chi tiết câu hỏi có giấy phép kinh doanh nhưng không đóng thuế có sao không. Việc trốn thuế không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính và pháp lý cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các hình thức xử phạt có thể bao gồm phạt tiền, cưỡng chế thuế hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng. Tiếp tục theo dõi Kế Toán ATS để cập nhật những thông tin quan trọng về thuế và kế toán, giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hợp pháp và hiệu quả!