5/5 - (1 bình chọn)

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh, phát triển dòng tiền lớn mạnh. Vậy trước tiên, bạn cần hiểu rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp và các bước thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Hiểu rõ và thực hiện theo đúng pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh. Chi tiết hãy theo dõi nội dung bài viết này của Kế toán ATS.

Điều kiện thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp

Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:

+ Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử.

Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

+ Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp uỷ quyền thủ tục đăng ký

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Cơ quan thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Đối tượng thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp: Cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Các bước thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần trải qua 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết

Bạn cần xác định các thông tin quan trọng liên quan tới thủ tục đăng ký kinh doanh. Bao gồm:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
  • Lựa chọn và đặt tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật
  • Sử dụng địa chỉ phù hợp cho doanh nghiệp 
  • Xác định các thành viên, cổ đông góp vốn
  • Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp

Giai đoạn 2: Soạn thảo và lập hồ sơ thông tin thành lập doanh nghiệp

Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh sẽ yêu cầu thủ tục hồ sơ khác nhau. Một số văn bản chính yếu cần cung cấp như:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (sử dụng theo mẫu quy định)
  • Văn bản trình bày điều lệ doanh nghiệp
  • Liệt kê các thành viên và cổ đông tham gia góp vốn làm theo bản sao kê giấy tờ tùy thân ứng với từng đối tượng. Cung cấp thêm các giấy tờ bổ sung nếu những đối tượng này là tổ chức. Cung cấp thêm giấy chứng nhận đầu tư nếu đối tượng này có yếu tố góp vốn nước ngoài.
  • Trong trường hợp người thực hiện thủ tục không phải người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì cần cung cấp giấy uỷ quyền.
  • Cung cấp thêm các văn bản cần thiết đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Giai đoạn 3: Tiến hành nộp hồ sơ

  • Đưa hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
  • Nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Giai đoạn 4: Khắc con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp

Giai đoạn 5: Các công việc cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Treo bảng hiệu tại trụ sở kinh doanh
  • Đăng ký chữ ký số
  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký kê khai thuế qua mạng
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • Đăng ký kê khai thuế ban đầu và cách tính thuế GTGT
  • Đăng ký và thông báo sử dụng HĐTT
  • Có đầy đủ các điều kiện tương ứng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Xem thêm:

Trên đây là thông tin bạn  cần nắm rõ về điều kiện thành lập doanh nghiệp và các bước thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ Kế toán ATS để được hỗ trợ tư vấn. Thông tin:

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo