Hạch toán bán phế liệu (hạch toán phế liệu thu hồi) là một trong những khía cạnh quan trọng trong nghiệp vụ kế toán. Công việc của kế toán bao gồm ghi chép và quản lý doanh thu khi doanh nghiệp thực hiện tái chế hoặc tiêu thụ phế liệu. Doanh nghiệp nên nghiên cứu chủ đề này để tối ưu lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường xanh. Chi tiết cách hạch toán nguồn thu này, cùng Kế toán ATS tìm hiểu sau đây.
Loại phế liệu nào có thể thu gom và tái chế?
Đó là các loại phế liệu có khả năng tái chế, hay phế liệu thu hồi. Phế liệu thu hồi bao gồm các vật liệu, sản phẩm, hoặc linh kiện, phụ kiện… đã qua sử dụng hoặc không còn phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng để tiếp tục sử dụng. Các phế liệu này không còn giá trị sử dụng, nhưng vẫn đem lại giá trị kinh tế khi được thu gom, tái chế, hoặc bán lại cho đơn vị thu mua phế liệu.
Các loại phế liệu thu hồi:
- Kim loại: Sắt, thép, đồng, nhôm, các loại hợp kim…
- Nhựa: Một số loại nhựa có thể tái chế như bao bì, linh phụ kiện…
- Giấy và bìa Carton: thùng bìa đã qua sử dụng, giấy báo cũ…
- Các vật liệu khác: chai lọ thuỷ tinh, gỗ, các vật liệu có thể tái chế…
Hạch toán bán phế liệu được thực hiện theo thông tư nào?
Đối với phương pháp hạch toán bán phế liệu, bạn có thể thực hiện ghi nhận theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, Hạch toán bán phế liệu theo thông tư 200 có thể ghi nhận đa chiều, quản lý thông tin ở mức cao hơn, áp dụng với mọi doanh nghiệp. Còn hạch toán bán phế liệu theo thông tư 133 chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ở đây, Kế toán ATS sẽ chia sẻ chi tiết hơn về cách hạch toán thu tiền bán phế liệu theo Thông tư 200:
Hạch toán phế liệu trong quá trình sản xuất:
Trường hợp thu hồi phế liệu để tiếp tục sản xuất:
– Xác định giá trị của phế liệu thu hồi, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu theo giá thu hồi.
- Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang.
– Nếu phế liệu được bán ngay, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán).
- Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang.
Khi bán phế liệu:
– Phế liệu nhập kho đã bán, kế toán ghi nhận:
- Nợ TK 131, 111, 112…
- Có TK 511 (5118): Doanh thu khác.
- Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp.
– Phế liệu đã bán phải ghi nhận giá vốn, kế toán ghi:
- Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
- Có TK 152: Nhập kho phế liệu thu hồi.
Hạch toán phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định:
Kế toán ghi:
- Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu
- Có TK 711 – Thu nhập khác
Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện hạch toán bán phế liệu
Các chứng từ quan trọng khi thực hiện hạch toán
Để thực hiện hạch toán bán phế liệu thu tiền mặt hoặc chuyển khoản, kế toán cần cần bị:
- Biên bản thu hồi phế liệu: Ghi nhận việc thu hồi phế liệu từ sản xuất hoặc hoạt động khác.
- Phiếu nhập kho: Phiếu được lập khi phế liệu được nhập kho.
- Biên bản đánh giá giá trị của phế liệu.
- Bảng kê hàng hoá nhập kho.
- Hoá đơn hoặc phiếu xuất (nếu có).
- Phiếu đề nghị nhập kho (nếu áp dụng).
Hạch toán theo tài khoản nào?
Khi thực hiện hạc toán bán phế liệu, kế toán thực hiện theo tài khoản 5118 – doanh thu khác.
Muốn thay đổi chế độ kế toán áp dụng cần làm gì?
Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi kế toán áp dụng, thì cần thực hiện từ đầu năm tài chính, thông báo để cơ quan thuế xét duyệt. Thông báo thay đổi được gửi kèm với báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Lời kết
Hạch toán bán phế liệu cũng là một hạng mục quan trọng, kế toán cần nắm rõ kiến thức và thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hạch toán, liên hệ ngay Kế toán ATS để được hỗ trợ thông tin. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ kế toán theo từng hạng mục, kế toán toán trọn gói chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Liên hệ tư vấn:
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com