Đánh giá bài viết post

Sau khi thực hiện quyết toán thuế thì một số doanh nghiệp phát sinh những vấn đề tài chính. Trong đó nổi bật nhất đối với doanh nghiệp là các khoản lỗ sau khi thực hiện quyết toán. Chính vì thế mà việc hạch toán giảm lỗ là điều quan trọng để đảm bảo tài chính ổn định. Đồng thời đem lại sự tin cậy tới các tổ chức và đem lại lợi nhuận. Vậy hạch toán giảm lỗ sau quyết toán theo quy định như thế nào? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu chi tiết các bút toán hạch toán trong bài viết này

Khi nào doanh nghiệp phải hạch toán giảm lỗ sau quyết toán

Doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán giảm lỗ sau quyết toán khi có sự điều chỉnh số liệu lỗ. Sự điều chỉnh này do kết quả thanh tra, kiểm tra hoặc quyết toán thuế từ cơ quan thuế. Điều này xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Cơ quan thuế xác định một số khoản chi phí doanh nghiệp đã ghi nhận. Tuy nhiên không được tính là chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế. Từ đó dẫn đến điều chỉnh giảm số lỗ.
  • Doanh nghiệp bỏ sót hoặc chưa kê khai đầy đủ các khoản doanh thu, thu nhập chịu thuế. Lúc này cơ quan thuế sẽ điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế. Điều này dẫn đến giảm số lỗ đã kê khai trước đó.
  • Ttrường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT đầu vào không hợp lệ. Thông thường do hóa đơn giả, không đủ điều kiện khấu trừ. Cơ quan thuế sẽ loại trừ khoản thuế GTGT này. Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp đưa khoản thuế bị loại vào chi phí.
  • Cơ quan thuế xác định doanh nghiệp đã tính khấu hao không đúng quy định. Từ đó dẫn đến điều chỉnh giảm chi phí khấu hao.
  • Sau khi quyết toán, số lỗ kế cao hơn số lỗ thuế doanh nghiệp phải hạch toán điều chỉnh giảm lỗ kế toán. Từ đó đảm bảo số liệu khớp với số lỗ thuế được cơ quan thuế chấp nhận.
  • Cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp đã chuyển lỗ vượt quá số lỗ được phép hoặc chuyển lỗ sai kỳ tính thuế. Lúc này doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm số lỗ đã kê khai trước đó.

Khi nào doanh nghiệp phải hạch toán giảm lỗ sau quyết toán

Những lợi ích của việc hạch toán giảm lỗ sau quyết toán đem lại

Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Việc hạch toán giảm lỗ sau quyết toán đóng vai trò chiến lược. Nó không chỉ phản ánh chính xác sức khỏe tài chính. Đồng thời còn góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt các bên liên quan. Báo cáo tài chính được xem như “tấm gương” minh bạch của doanh nghiệp. Thông tin sẽ thể hiện tình trạng hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

  • Báo cáo tài chính được rà soát và loại bỏ các yếu tố không hợp lệ. Lúc này tính minh bạch và đáng tin cậy được cải thiện. Đây là cơ sở để doanh nghiệp thu hút sự tin tưởng từ các nhà đầu tư và đối tác. Từ đókhẳng định sự ổn định và tiềm năng tài chính.
  • Việc giảm lỗ giúp tăng lợi nhuận, từ đó cải thiện các chỉ số quan trọng. Ví dụ như ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) hoặc tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Những cải thiện này tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư.
  • Một báo cáo tài chính minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật giúp doanh nghiệp tự tin trước các đợt kiểm tra thuế sau này. Từ đó giảm nguy cơ bị truy thu thuế hoặc xử phạt.

Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính

Ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh

Báo cáo tài chính chính xác sau khi hạch toán giảm lỗ sau khi quyết toán không chỉ cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Nó còn tạo động lực mạnh mẽ trong việc định hướng chiến lược kinh doanh. Cụ thể như sau

  • Báo cáo tài chính chuẩn mực, doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục nhà đầu tư. Đồng thời dễ dàng nhận được tin tưởng từ đối tác tham gia vào các dự án mới. Điều này thúc đẩy việc đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ hoặc mở rộng thị trường. Từ đó góp phần gia tăng vị thế trên thị trường.
  • Các tổ chức tín dụng thường kiểm tra báo cáo tài chính trước khi ra quyết định cho vay. Một doanh nghiệp có số lỗ giảm hoặc lợi nhuận tăng sẽ được đánh giá tích cực hơn. Từ đó dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn với điều kiện thuận lợi.
  • Khi lỗ giảm, tình hình tài chính được cải thiện. Doanh nghiệp có thể giảm ngân sách cho dự phòng rủi ro không cần thiết. Từ đó tập trung vào tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện hiệu quả hoạt động.

Ảnh hưởng đến quan hệ với cổ đông và đối tác

Việc hạch toán giảm lỗ sau quyết toán cũng mang lại những lợi ích đáng kể trong việc củng cố niềm tin và mở rộng quan hệ hợp tác.

  • Cổ đông nhận thấy doanh nghiệp kiểm soát tốt số lỗ và cải thiện tình hình tài chính. Lúc này họ sẽ đánh giá cao sự minh bạch và năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Điều này không chỉ giúp ổn định giá trị cổ phiếu. Nó còn khuyến khích các cổ đông gia tăng đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Đối tác thường quan tâm đến năng lực tài chính của doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng. Báo cáo tài chính được cải thiện giúp doanh nghiệp dễ dàng đàm phán các điều kiện có lợi hơn. Ví dụ như gia hạn công nợ hoặc nhận ưu đãi trong các hợp đồng kinh doanh lớn.

Ảnh hưởng đến quan hệ với cổ đông và đối tác

Quy trình hạch toán giảm lỗ sau quyết toán chi tiết nhất

Điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN sau quyết toán

Sau khi quyết toán thuế, doanh nghiệp phát hiện sai sót dẫn đến tăng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp hoặc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ. Lúc này doanh nghiệp thực hiện hạch toán giảm lỗ sau quyết toán như sau

Trường hợp năm trước doanh nghiệp bị lỗ (Số dư Nợ TK 4211)

  • Nợ TK 811 – Chi phí khác.
  • Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp thêm.
  • Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp thêm.

Lưu ý:

  • Chi phí này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN.
  • Khoản này cần kê khai vào chỉ tiêu [B4] “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” trên tờ khai thuế TNDN.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có lãi (Số dư Có TK 4211)

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên:
    • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối.
    • Có TK 3334 – Thuế TNDN bị truy thu.
    • Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp thêm.
  • Nếu hội đồng công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên đồng ý tính vào lợi nhuận năm trước:
    • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối.
    • Có TK 3334 – Thuế TNDN bị truy thu.
    • Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp thêm.
  • Nếu hội đồng công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên không đồng ý tính vào lợi nhuận năm trước và quyết định chuyển thành chi phí kỳ hiện tại:
    • Nợ TK 811 – Chi phí khác.
    • Có TK 3334 – Thuế TNDN bị truy thu.
    • Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp thêm.

Trường hợp điều chỉnh thuế GTGT không làm tăng thuế phải nộp

  • Giảm số thuế GTGT được khấu trừ:
    • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối.
    • Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ bị giảm.
  • Tăng số thuế GTGT được khấu trừ:
    • Nợ TK 33311 – Thuế GTGT được khấu trừ tăng.
    • Có TK 4211 – Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.
  • Giảm số thuế GTGT đầu ra:
    • Nợ TK 33311 – Thuế GTGT được giảm.
    • Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối.

Quy trình hạch toán giảm lỗ sau quyết toán chi tiết nhất

Điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sau quyết toán

Khi doanh nghiệp bị truy thu thêm thuế TNCN, cần xác định trách nhiệm chi trả. Lúc này doanh nghiệp thực hiện hạch toán giảm lỗ sau quyết toán như sau:

  • Nếu người lao động chịu trách nhiệm trả
    • Nợ TK 334 – Khấu trừ lương nhân viên.
    • Có TK 3335 – Thuế TNCN bị truy thu.
  • Nếu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trả khi doanh nghiệp lỗ (Số dư Nợ TK 4211)
    • Nợ TK 811 – Chi phí khác.
    • Có TK 3335 – Thuế TNCN bị truy thu.
  • Nếu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trả khi doanh nghiệp lãi (Số dư Có TK 4211)
    • Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối.
    • Có TK 3335 – Thuế TNCN bị truy thu.

Hạch toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Khi doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước, thực hiện hạch toán:

  • Nợ TK 33311 – Thuế GTGT bị truy thu.
  • Nợ TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp thêm.
  • Nợ TK 3335 – Thuế TNCN bị truy thu.
  • Có TK 1111/112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (tùy theo hình thức thanh toán).

Trường hợp giảm số thuế GTGT được khấu trừ:

  • Ngoài hạch toán trên sổ sách, doanh nghiệp phải điều chỉnh kê khai bổ sung.
  • Thực hiện nhập thông tin vào chỉ tiêu [37] “Điều chỉnh tăng” trên tờ khai thuế GTGT hiện tại khi có kết quả thanh tra hoặc kiểm tra.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc hạch toán giảm lỗ sau quyết toán. Cùng với đó là các bút toán hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quy định. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo