Đánh giá bài viết post

Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc lập báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Báo cáo tài chính giúp kế toán cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên. Đồng thời phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo giai đoạn. Tuy nhiên, một số kế toán viên chưa nắm rõ cách làm báo cáo tài chính hiệu quả. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ tới các doanh nghiệp hướng dẫn làm báo cáo tài chính nội bộ đầy đủ và chi tiết. Cùng với đó là mẫu báo cáo tài chính theo quy định.

Báo cáo tài chính nội bộ là gì

Báo cáo tài chính nội bộ là tập hợp những văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ theo chu kỳ của doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây được xem là một phần trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ có các văn bản này, quản lý doanh nghiệp xác định được:

  • Tính chính xác của tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp, bao gồm các khoản phát sinh lãi – lỗ.
  • Quy mô và cơ cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp.
  • Khả năng tạo ra dòng tiền tại thời điểm báo cáo.
  • Cân đối hàng tồn kho.
  • Xác định khả năng tham gia dự án đầu tư mới.
  • Xác định điểm hòa vốn và cơ cấu tài sản tối ưu.

Từ báo cáo, chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp cùng các thành viên kinh doanh có thể căn cứ để vạch ra hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời có biện pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng về tài chính.

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính nội bộ [Chi tiết 2024]

Đối tượng phụ trách báo cáo

Thông thường, đối tượng giữ vai trò thực hiện báo cáo này sẽ là:

  • Trưởng phòng tài chính kế toán.
  • Nhân viên kế toán tổng hợp

Người lập báo cáo tài chính thường là người đứng đầu một bộ phận. Đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình tại doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp. Người lập báo cáo trực tiếp quản lý. Vì thế, người lập báo cáo chắc chắn biết rõ mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của bộ phận. Từ đó, lập báo cáo tài chính nội bộ đầy đủ và chính xác.

Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì

Về hình thức, báo cáo tài chính nội bộ được lập hệt như báo cáo tài chính. Bao gồm những văn bản sau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng cân đối phát sinh tài khoản
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính được thực hiện định kỳ, tuỳ theo quy định của mỗi công ty. Do thực tế, một số hoạt động của doanh nghiệp không xuất hoá đơn, nên các chi phí này thường không được đưa vào báo cáo chính thức. Thay vào đó, chúng xuất hiện trên báo cáo nội bộ. Từ đó giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.

Tình hình tài chính doanh nghiệp cũng được khắc họa rõ nét hơn. Đồng thời, khả quan hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo chính thức.

Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

Hướng dẫn làm báo cáo đầy đủ và chi tiết

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng nhất, nó giúp cho nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:

  • Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo
  • Cột 2: Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
  • Cột 3: Số chỉ tiêu tương ứng trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
  • Cột 4: Tổng số phát sinh của trong năm báo cáo
  • Cột 5: Số liệu năm trước (dùng để so sánh).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được lập dựa vào biểu mẫu báo cáo mới nhất theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, gồm những nội dung và chỉ tiêu như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Doanh thu hoạt động tài chính
  • Chi phí tài chính
  • Chi phí lãi vay
  • Chi phí quản lý kinh doanh
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
  • Các chi phí, thu nhập khác
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Các lợi nhuận khác.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành các tài sản đó của doanh nghiệp. Dựa vào bảng báo cáo này có thể nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Các cơ sở để lập bảng cân đối kế toán

  • Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
  • Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước
  • Số liệu cột “Số cuối kỳ” của bảng cân đối kế toán năm trước
  • Số liệu “Số dư cuối kỳ” của các tài khoản liên quan đến bảng cân đối kế toán năm nay.

Những nội dung và chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được lập theo Mẫu số B01-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC gồm các khoản phải thu, chi phí, tài sản,… liên quan đến tài sản:

  • Tài sản ngắn hạn
  • Tài sản dài hạn
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Có 2 cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo theo phương pháp trực tiếp và báo cáo theo phương pháp gián tiếp theo mẫu số B03-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, dù báo cáo theo phương pháp nào thì cũng đều có 3 phần:

  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.

Trong cả 2 phương pháp, các dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được trình bày giống nhau. Về phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh sẽ khác nhau một số chỉ tiêu. Cụ thể như sau:

Báo cáo theo phương pháp trực tiếp:

  • Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
  • Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
  • Tiền chi trả cho người lao động
  • Tiền lãi vay đã trả
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
  • Thuế thu khác từ hoạt động kinh doanh
  • Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Báo cáo theo phương pháp gián tiếp:

  • Lợi nhuận trước thuế
  • Điều chỉnh cho các khoản
  • Khấu hao TSCĐ và BĐTĐT
  • Các khoản dự phòng
  • Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 06
  • Chi phí lãi vay 07
  • Các khoản điều chỉnh khác
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động
  • Tăng, giảm các khoản phải thu
  • Tăng, giảm hàng tồn kho
  • Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
  • Tăng, giảm chi phí trả trước
  • Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh
  • Tiền lãi vay đã trả
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
  • Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
  • Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Bảng cân đối tài khoản

Ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; đối chiếu, kiểm tra các sổ liên quan là công việc cần phải hoàn thành trước khi lập bảng cân đối tài khoản.

Các thành phần cần có của bảng cân đối kế toán

  • Cột A: Số hiệu tài khoản, tên tất cả các Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2 doanh nghiệp đang sử dụng
  • Cột B: Tên tất cả các Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2 doanh nghiệp đang sử dụng
  • Cột 1,2: Số dư đầu kỳ, phản ánh số dư nợ, có đầu kỳ theo từng tài khoản, số liệu này căn cứ vào phần “số dư cuối kỳ” của bảng cân đối kỳ trước
  • Cột 3,4: Số phát sinh trong kỳ (năm hiện tại) của từng tài khoản
  • Cột 5,6: Số dư cuối kỳ, phản ánh số dư nợ, có cuối kỳ theo từng tài khoản.
  • Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).

Lưu ý:

  • Tổng số dư ở cột Nợ phải bằng tổng số dư ở cột Có của tất cả các tài khoản
  • Tổng số phát sinh ở cột Nợ phải bằng tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
  • Tại Số dư đầu kỳ (cột 1,2) và Số dư cuối kỳ (cột 5,6), các tài khoản có số dư Nợ phải được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có phải được phản ánh vào cột “Có”
  • Tại Số phát sinh trong kỳ (3,4), các tài khoản có số phát sinh Nợ phải được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số phát sinh Có phải được phản ánh vào cột “Có”

Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu trong bộ báo cáo. Những thông tin, số liệu được trình bày trong các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản sẽ được giải thích rõ ràng và chi tiết hơn.

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập dựa vào Mẫu số B09-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Những nội dung cần phải có trong thuyết minh báo cáo tài chính:

  • Cung cấp các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính, các chính sách cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
  • Các thông tin trọng yếu theo quy định chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày ở các báo cáo khác
  • Các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo khác nhưng cần thiết cho việc trình bày và tính hợp lý về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Trên đây là nhưng điều cần biết chi tiết về báo cáo tài chính nội bộ. Cùng với đó là hướng dẫn từng loại báo cáo chi tiết và đầy đủ nhất. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ Kế toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: Kế toán ATS
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo