Báo cáo quyết toán là một tài liệu không thể thiếu với bất kì doanh nghiệp nào. Mẫu báo cáo này sẽ quyết định việc giảm miễn thuế của doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liệu. Trong thực tế, những doanh nghiệp này được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế suất. Vì vậy cần kê khai cũng như báo cáo chi tiết lên cơ quan Hải quan. Vậy có những mẫu báo cáo quyết toán hải quan nào theo quy định hiện hành? Cách lập báo cáo quyết toán ra sao? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu trong bài viết này
Báo cáo quyết toán hải quan là gì?
Báo cáo quyết toán hải quan (Customs Yearly Reports) là một tài liệu tổng hợp chi tiết. Bao gồm việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là loại báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, gia công hoặc chế xuất. Những đối tượng này được hưởng ưu đãi miễn thuế. Tuy nhiên phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan Hải quan.
Theo quy định, doanh nghiệp phải nộp báo cáo này trong vòng 90 ngày. Thời gian tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Việc tuân thủ thời hạn nộp báo cáo là rất quan trọng. Từ đó tránh các rủi ro pháp lý. Đặc biệt là các hình thức xử phạt hành chính từ cơ quan quản lý.
Nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn giữa báo cáo hải quan (BCQT) và báo cáo tài chính (BCTC). Điều này do cả hai loại báo cáo đều có thời hạn nộp tương tự nhau. Tuy nhiên, nội dung và mục đích của hai báo cáo này hoàn toàn khác biệt:
- Báo cáo tài chính (BCTC): Tập trung vào việc hạch toán tài chính. Báo cáo này được nộp cho cơ quan thuế.
- Báo cáo hải quan (BCQT): Liên quan đến việc quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa. Chúng được nộp cho cơ quan Hải quan.
Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ. Từ đó tránh các sai sót không đáng có trong quá trình báo cáo.
Đối tượng doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất được hưởng ưu đãi miễn thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch. Đồng thời phù hợp với quy định của cơ quan Hải quan. Vì thế các doanh nghiệp cần đối chiếu giữa lượng nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu. Tất cả dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã đăng ký. Do đó, Báo cáo quyết toán hải quan là một thủ tục bắt buộc. Nó yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các loại hình trên phải lập. Đồng thời nộp đúng hạn cho cơ quan Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Việc lập báo cáo quyết toán được áp dụng cụ thể cho ba loại hình doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp gia công: Thực hiện báo cáo quyết toán theo từng năm tài chính.
- Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (SXXK): Áp dụng đối với các doanh nghiệp không có đề nghị hoàn thuế. Hoặc không thuộc diện phải nộp thuế. Ngoại trừ trường hợp đã được hoàn thuế hoặc không nộp thuế theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BTC.
- Doanh nghiệp chế xuất (bao gồm cả gia công và sản xuất xuất khẩu): Báo cáo này là yêu cầu bắt buộc. Từ đó đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định liên quan. Đặc biệt liên quan đến chế độ ưu đãi thuế và quản lý nguyên vật liệu.
Các mẫu báo cáo quyết toán hải quan và quy trình thực hiện
Các mẫu báo cáo quyết toán
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan – Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Tải mẫu tại đây
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan – Mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Tải mẫu tại đây
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan – Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Tải mẫu tại đây
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan – Mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Tải mẫu tại đây
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan – Mẫu số 16/ĐMTT/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: Tải mẫu tại đây
Quy trình thực hiện báo cáo
Bước 1: Tích hợp số liệu từ các bộ phận liên quan
Doanh nghiệp cần phối hợp thu thập đầy đủ và chính xác dữ liệu từ các bộ phận chức năng:
- Số liệu kiểm kê, phiếu nhập – xuất kho nguyên vật liệu (NVL) và thành phẩm.
- Số liệu liên quan đến chi phí sản xuất, hóa đơn chi phí gia công. Các khoản chi phí khác (theo giá gốc NVL và thành phẩm).
- Số liệu tờ khai hải quan, định mức tiêu hao NVL do bộ phận kỹ thuật cung cấp.
Bước 2: Lập bảng báo cáo quyết toán hải quan
Sau khi tích hợp dữ liệu, bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện các bước sau:
- Lập bảng thống kê NVL và thành phẩm. Bao gồm các thông tin chi tiết về tồn kho đầu kỳ. Ngoài ra lượng nhập – xuất trong kỳ, và tồn kho cuối kỳ.
- Tổng hợp số liệu, xác định chính xác lượng NVL và thành phẩm theo từng danh mục. Đảm bảo tính nhất quán giữa số liệu thực tế và số liệu báo cáo.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo quyết toán
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 7 loại hồ sơ quan trọng sau để hoàn thiện báo cáo quyết toán:
- Hợp đồng thương mại (Invoice – IVC), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List – PKL).
- Định mức tiêu hao NVL đã được phê duyệt hoặc điều chỉnh trong kỳ.
- Các tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng với kỳ báo cáo.
- Chi tiết toàn bộ NVL và thành phẩm liên quan đến kỳ báo cáo.
- Tài liệu chứng minh xử lý các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất.
- Các khoản hạch toán chi tiết liên quan trực tiếp đến số liệu báo cáo quyết toán.
- Chứng từ tái xuất NVL dư thừa sau khi kết thúc năm tài chính.
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và lập các biểu mẫu báo cáo theo quy định. Sau đó doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán cùng hồ sơ liên quan đến cơ quan Hải quan. Quá trình kết thúc khi cơ quan Hải quan phê duyệt. Đồng thời xác nhận tính hợp lệ của báo cáo.
Những lỗi sai và cách khắc phục khi lập báo cáo quyết toán hải quan
Những lỗi sai có thể gặp phải khi lập báo cáo quyết toán
Việc lập báo cáo quyết toán hải quan là một nhiệm vụ phức tạp. Ví thế, nó đòi hỏi sự chính xác cao và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề phổ biến sau:
- Số liệu về nguyên vật liệu (NVL) và thành phẩm trong sổ sách không khớp với hồ sơ hải quan. Gây khó khăn trong việc lập báo cáo chính xác.
- Không chia sẻ thông tin đầy đủ và kịp thời giữa các bộ phận. Từ đó dẫn đến sai sót trong dữ liệu đầu vào.
- Ở các doanh nghiệp mới thành lập, người thực hiện thường thiếu kinh nghiệm. Từ đódẫn đến việc báo cáo kéo dài và dễ xảy ra sai sót.
- Không khai báo hoặc xử lý phế liệu, phế phẩm sai quy định. Chúng có thể gây chênh lệch lớn giữa số liệu thực tế và số liệu báo cáo.
- Định mức tiêu hao NVL được thiết lập không sát với thực tế. Từ đó gây khó khăn trong việc đối chiếu và giải trình.
- Quy trình quản lý nhập khẩu và tiêu thụ NVL không được thực hiện đúng quy định. Hoặc thiếu sự chi tiết, dẫn đến dữ liệu không chính xác.
Biện pháp xử lý sai lệch số liệu trong báo cáo quyết toán
Để kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức:
- NVL xuất trong kỳ tạo thành TP = NVL tồn đầu kỳ + NVL trong sản xuất đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ − NVL trong sản xuất cuối kỳ − NVL tồn kho cuối kỳ.
- ( TP tồn cuối kỳ + TP xuất trong kỳ – TP tồn đầu kỳ ) x định mức thực tế = NVL tồn đầu kỳ + NVL ở trong sản xuất đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ – NVL trong sản xuất cuối kỳ – NVL tồn kho cuối kỳ
Nếu số liệu không khớp, cần rà soát lại từng bước để xác định nguyên nhân và vị trí sai sót.
- Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ. Đồng thời ghi chép đầy đủ dữ liệu NVL trong quá trình sản xuất. Điều này giúp phát hiện và khắc phục sai sót sớm nhất.
- Thường xuyên theo dõi và áp dụng các thay đổi trong quy định pháp luật. Tư đó đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu.
- Các bộ phận cần chia sẻ thông tin kịp thời và chính xác. Từ đó xây dựng định mức tiêu hao NVL phù hợp với thực tế sản xuất.
- Toàn bộ tài liệu dùng để giải trình và chứng minh hoạt động sản xuất cần được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp khoa học.
Xem thêm:
- Mẫu kiểm kê tài sản mới nhất theo quy định và cách điền mẫu
- Cách tính khấu hao tài sản cố định theo quy định mới nhất
Trên đây là những điều cần biết về báo cáo quyết toán hải quan theo quy định mới nhất. Cùng với đó là những lỗi sai và cách khắc phục khi lập báo cáo quyết toán. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com