5/5 - (270 bình chọn)

Khi làm việc trong doanh nghiệp, những khoản phụ cấp là yếu tố quan trọng với người lao động. Đây là những khoản sẽ giúp người lao động bớt đi những gánh nặng đóng tiền khi đi làm. Trong số đó, những khoản phụ cấp về tiền điện thoại, xăng xe là phụ cấp phổ biến nhất. Lúc này, điều nhiều người thắc mắc nhất đó là phụ cấp có phải đóng thuế TNCN và TNXH không. Vậy theo quy định hiện hành phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây

Phụ cấp xăng xe điện thoại là gì?

Trước khi tìm hiểu phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không thì cần biết phụ cấp xăng xe điện thoại là gì. Phụ cấp xăng xe và điện thoại là khoản chi trả được doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Thông qua đó hỗ trợ cho người lao động.chi phí liên quan đến công việc. Đặc biệt đối với công việc yêu cầu di chuyển hoặc sử dụng điện thoại khi làm việc. Khoản phụ cấp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ tính chất công việc, mục đích sử dụng và chức vụ người lao động đảm nhận

Thực tế, nhiều doanh nghiệp không yêu cầu người lao động phải sử dụng điện thoại. Hoặc không yêu cầudi chuyển nhiều trong công việc. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bán hàng, kinh doanh, dịch vụ giao nhận. Ngoài ra một số nhân viên phải di chuyển thường xuyên hoặc sử dụng điện thoại liên tục. Thông qua đó giao tiếp và di chuyển gặp trực tiế khách hàng, đối tác. Lúc này thì khoản phụ cấp này được coi là cần thiết. Mục đích là đảm bảo người lao động có đủ điều kiện vật chất. Từ đó thực hiện công việc một cách hiệu quả và thuận lợi.

Mức phụ cấp xăng xe và điện thoại thường được quy định rõ ràng. Tất cả nằm trong hợp đồng lao động hoặc theo các quy chế, chính sách nội bộ của doanh nghiệp. Việc quy định mức phụ cấp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. Đồng thời phải đảm bảo công bằng và hợp lý giữa các nhân viên.

Phụ cấp xăng xe điện thoại là gì?

Những ai phải thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Một trong những yếu tố ảnh hưởng việc phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không đó là đối tượng đóng thuế. Theo Điều 2, Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân năm 2007, các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm:

  • Cá nhân cư trú là người có nghĩa vụ nộp thuế TNCN. Việc nộp thuế áp dụng với thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Để được xác định là cá nhân cư trú, cần đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
    • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch. Hoặc có mặt 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
    • Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Đồng thời hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam thời hạn từ 183 ngày trở lên. Thơi gian trong hợp đồng nằm trong năm tính thuế.
  • Một số cá nhân không có nơi ở thường xuyên. Tuy nhiên vẫn lưu trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên. Lúc này vẫn được xem là cá nhân cư trú và phải nộp thuế theo quy định.
  • Cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Đồng thời không đánh thuế  thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào nêu trên, tức là:
    • Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục.
    • Không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Không đăng ký thường trú, không có hợp đồng thuê nhà dài hạn.

Những ai phải thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN và đóng BHXH không?

Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không?

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công. Ngoài ra là  khoản phụ cấp, phúc lợi bằng tiền hoặc hiện vật do doanh nghiệp chi trả. Trong đó, một số khoản phụ cấp có thể miễn thuế hoặc tính thuế tùy theo quy định cụ thể. Bao gồm cả khoản phụ cấp tiền điện thoại theo điện thoại

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như sau

  • Gồm tiền lương chính, tiền công, tiền thưởng và khoản thu nhập bổ sung khác. Các khoản này người lao động nhận được từ doanh nghiệp.
  • Các khoản thu nhập này có thể bao gồm lương cơ bản. Ngoài ra tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền trợ cấp và phụ cấp.
  • Ngoài lương cơ bản, người lao động còn có thể nhận các khoản phụ cấp. Ngoài ra là phúc lợi bằng tiền hoặc hiện vật như:
  • Phụ cấp điện thoại, xăng xe, trang phục, tiền ăn giữa ca, nhà ở, đi lại…
  • Chi phí đào tạo, công tác phí, bảo hiểm tự nguyện do doanh nghiệp chi trả.

Lưu ý:

  • Một số khoản phụ cấp vượt quá mức khoán chi hợp lý do Nhà nước quy định. Lúc này phần chênh lệch vượt mức sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
  • Nếu phụ cấp nằm trong mức khoán chi hợp lý, khoản này sẽ được miễn thuế TNCN.

Việc tính thuế TNCN với phụ cấp điện thoại

Phụ cấp điện thoại là một trong những khoản hỗ trợ phổ biến hiện nay. Đây là khoản doanh nghiệp chi trả cho người lao động để phục vụ công việc. Theo quy định việc phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN phụ thuộc vào mức khoán chi hợp lý. Cụ thể như sau

Trường hợp 1: Phụ cấp điện thoại nằm trong mức khoán chi hợp lý

  • Một số phụ cấp được doanh nghiệp quy định rõ ràng trong quy chế nội bộ. Đồng thời không vượt quá mức chi hợp lý theo quy định của Nhà nước. Lúc này khoản này không bị tính vào thu nhập chịu thuế.
  • Khi đó, doanh nghiệp có thể trừ khoản này khỏi thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Trường hợp 2: Phụ cấp điện thoại vượt mức khoán chi hợp lý

  • Một số khoản phụ cấp điện thoại cao hơn mức khoán chi hợp lý. Lúc này phần vượt quá sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
  • Khi tính thuế TNCN, chỉ phần chênh lệch vượt mức mới bị tính thuế. Đồng thời không áp dụng tính thuế toàn bộ khoản phụ cấp.

Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp tiền điện thoại có phải đóng BHXH không?

Vừa rồi chúng ta đã biết phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không. Lúc này điều nhiều người thắc mắc cùng đó là phụ cấp tiền điện thoại có phải đóng BHXH không. Theo quy định khoản phụ cấp như tiền xăng xe, điện thoại, tiền ăn trưa không thuộc thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể theo Khoản 26, Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, một số khoản thu nhập của người lao động không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Các khoản này bao gồm:

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019,. Bao gồm các khoản thưởng theo kết quả công việc, năng suất lao động. Hoặc tiền thưởng từ các tiêu chí do doanh nghiệp quy định.
  • Tiền thưởng sáng kiến, nhằm khuyến khích cải tiến, đổi mới trong doanh nghiệp.
  • Tiền ăn giữa ca, bao gồm chi phí hỗ trợ suất ăn hoặc tiền mặt. Từ đó đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động trong ca làm việc.
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhằm phục vụ công việc.
  • Các khoản tiền nhà ở, hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người lao động.
  • Các khoản tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ người lao động có con nhỏ.
  • Các chi phí đi lại, hỗ trợ phương tiện di chuyển đến nơi làm việc.
  • Khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân qua đời.
  • Trợ cấp cho người lao động khi có người thân kết hôn.
  • Tiền hỗ trợ sinh nhật cho người lao động.
  • Trợ cấp khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Hỗ trợ trong trường hợp ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn.
  • Các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động. Áp dụng theo quy định tại tiết c2, điểm c, khoản 5, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Phụ cấp tiền điện thoại có phải đóng BHXH không?

Hướng dẫn hạch toán và xin phụ cấp tiền điện thoại

Cách hạch toán phụ cấp tiền điện thoại

Việc hạch toán chính xác phụ cấp điện thoại không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về thuế và kế toán. Nó còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Quy trình hạch toán đúng sẽ giúp phân bổ chi phí hợp lý. Từ đó tránh sai sót trong quá trình chi trả và kê khai thuế. Đồng thời, việc ghi nhận đúng khoản phụ cấp này cũng ảnh hưởng nhiều yếu tố. Bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) người lao động. Cụ thể hạch toán phụ cấp tiền điện thoại như sau

Khi ghi nhận phụ cấp điện thoại theo bộ phận công tác

Tùy thuộc vào bộ phận làm việc của nhân viên, khoản phụ cấp điện thoại sẽ được hạch toán vào tài khoản chi phí phù hợp:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (nếu nhân viên thuộc bộ phận sản xuất).
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (nếu nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh, tiếp thị).
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu nhân viên thuộc bộ phận hành chính, kế toán, quản lý).
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động (ghi nhận khoản phụ cấp vào lương nhân viên).

Khi chi trả phụ cấp điện thoại cho nhân viên

Khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán khoản phụ cấp điện thoại cho người lao động, kế toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (xóa nợ khoản phụ cấp đã ghi nhận trước đó).
  • Có TK 111 – Tiền mặt (nếu chi trả bằng tiền mặt).
  • Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu thanh toán qua chuyển khoản).

Hướng dẫn hạch toán và xin phụ cấp tiền điện thoại

Đơn xin phụ cấp tiền xăng xe, điện thoại

Dưới đây là mẫu tờ trình đề xuất xin phụ cấp xăng xe, điện thoại:

Đơn vị: ……………………………..

Số: 01/ĐXPC/…. ………….., ngày … tháng .. năm 20…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐỀ XUẤT PHỤ CẤP

Kính gửi: Ông Tổng Giám đốc Công ty ………………………………………

  • Tôi tên: ………………………
  • Đơn vị: Phòng Tài chính Kế toán
  • Chức vụ: Nhân viên Kế toán kiêm Thủ quỹ
  • Lý do đề xuất: Do công việc phải di chuyển đi Ngân hàng, thuế và các giao dịch khác của phòng Tài chính Kế toán Công ty trong tháng … năm 20….

Tôi kính đề nghị ông Tổng Giám đốc Công ty ……………………………… duyệt cho phụ cấp tiền xăng xe và các chi phí khác của tôi để phục vụ cho Công việc của Công ty trong tháng … năm 20…là: ………………………… đồng.

Trân trọng cảm ơn!

Người phê duyệtTrưởng bộ phậnNgười đề nghị

Tải mẫu tờ trình xin phụ cấp xăng xe, điện thoại mới nhất: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không. Cùng với đó là việc hạch toán phụ cấp điện thoại và đơn xin phụ cấp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo