2.9/5 - (474 bình chọn)

Theo quy định, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nộp và kê khai báo cáo thuế theo quý. Đây là hoạt động giúp cơ quan thuế nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ phải nộp báo cáo thuế đúng hạn theo quy định. Thông qua đó đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được trơn tru và hiệu quả. Đồng thời hạn chế việc gặp phát sinh không mong muốn và bị xử phạt. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn những điều cần biết về hạn nộp báo cáo thuế theo quý theo quy định. Cùng với đó là quy định xử phạt liên quan

Báo cáo thuế là gì?

Trước khi tìm hiểu hạn nộp báo cáo thuế theo quý thì cần biết báo cáo thuế là gì. Báo cáo thuế hay hồ sơ khai thuế là tập hợp các tài liệu do người nộp thuế lập. Sau đó những văn bản tài liệu này sẽ được gửi đến cơ quan quản lý thuế. Các tài liệu này bao gồm tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan. Chúng được sử dụng làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Hồ sơ báo cáo thuế này này có thể được nộp thông qua phương thức điện tử. Hoặc bằng văn bản giấy theo quy định hiện hành.

Người nộp thuế có trách nhiệm lập tờ khai thuế, bảng kê và các phụ lục kèm theo (nếu có). Tất cả đảm bảo đúng theo mẫu biểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời, người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác. Cùng với đó là trung thực và đầy đủ của các thông tin được kê khai trong hồ sơ thuế.

Ngoài ra, người nộp thuế phải nộp đầy đủ các chứng từ và tài liệu có liên quan theo yêu cầu của từng loại hồ sơ khai thuế. Đồng thời gửi kèm đến cơ quan thuế theo đúng thời hạn. Một số giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu biểu. Tuy nhiên chúng được quy định trong các văn bản pháp luật khác. Lúc này người nộp thuế phải thực hiện theo mẫu biểu quy định tại văn bản liên quan.

Báo cáo thuế là gì?

Hạn nộp báo cáo thuế theo quý theo quy định

Căn cứ theo điểm b, khoản 1, Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hình thức khai và nộp theo quý được quy định như sau: “Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.”

Như vậy, một số doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc diện khai thuế. Trong đó giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý. Ngoài ra là bao gồm thuế TNCN khấu trừ từ tiền lương, tiền công. Lúc này thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý được xác định cụ thể như sau:

  • Quý I: Chậm nhất ngày 02/05
  • Quý II: Chậm nhất ngày 30/07
  • Quý III: Chậm nhất ngày 30/10
  • Quý IV: Chậm nhất ngày 30/01 của năm tiếp theo

Lưu ý quan trọng:

  • Một số doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, không có số thuế GTGT đầu ra. Hoặc doanh nghiệp đó không phát sinh khấu trừ thuế TNCN. Lúc này thì vẫn phải thực hiện nộp tờ khai thuế theo đúng hạn theo quy định. Trong đó bao gồm tờ khai thuế GTGT và tờ khai thuế TNCN
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định và kê khai số thuế TNDN tạm nộp hàng quý. Việc xác định và kê khai sẽ căn cứ vào doanh thu và chi phí thực tế phát sinh. Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành quyết toán thuế TNDN. Thông qua đó xác định chính xác số thuế phải nộp trong năm. Đồng thời điều chỉnh số thuế đã tạm nộp (nếu có chênh lệch).

Hạn nộp báo cáo thuế theo quý theo quy định

Những hồ sơ báo cáo thuế phải nộp theo quý theo quy định

Vừa rồi chúng ta đã biết được hạn nộp báo cáo thuế theo quý. Lúc này điều nhiều người quan tâm đó là các loại tờ khai báo cáo thuế phải nộp theo quý. Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, các doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp đầy đủ các tờ khai thuế định kỳ theo quý. Thông qua đó phục vụ cho công tác quản lý thuế và nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Dưới đây là danh mục các loại tờ khai và báo cáo cần phải nộp. Những loại báo cáo này doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp trong mỗi kỳ báo cáo quý. Cụ thể như sau:

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý

  • Doanh nghiệp kê khai và nộp Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT hoặc mẫu 04/GTGT. Trong đó mẫu 01/GTGT áp dụng cho doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ. Mẫu 04/GTGT áp dụng cho doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp
  • Nội dung bao gồm tổng doanh thu, thuế đầu ra. Ngoài ra là thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn.
  • Hạn nộp chậm nhất ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

  • Báo cáo được lập theo Mẫu BC26/HDG, thể hiện số lượng hóa đơn đã sử dụng. Ngoài ra là số lượng hóa đơn bị xóa bỏ, mất, hủy. Cùng với đó là số lượng tồn kho tính đến cuối kỳ.
  • Áp dụng với các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng hóa đơn giấy. Hoặc hóa đơn điện tử có mã không thường xuyên.
  • Hạn nộp cùng thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý

  • Một số doanh nghiệp có phát sinh khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương. Ngoài ra là phát sinh khấu trừ thuế TNCN tiền công của người lao động. Lúc này những doanh nghiệp sẽ phải lập và nộp Tờ khai mẫu 05/KK-TNCN.
  • Kèm theo là phụ lục bảng kê người lao động được khấu trừ thuế trong kỳ.
  • Tờ khai TNCN theo quý được áp dụng cho doanh nghiệp có tổng mức khấu trừ thuế dưới ngưỡng theo quy định (hiện hành là dưới 50 triệu đồng/tháng).
  • Hạn nộp chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo.

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý

Các khoản thuế phát sinh khác trong quý

  • Bao gồm các loại thuế và nghĩa vụ tài chính khác. Ví dụ như Thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường (nếu có hoạt động liên quan). Ngoài ra là phí, lệ phí thuộc diện kê khai theo quý.
  • Doanh nghiệp phải nộp tờ khai tương ứng. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn nếu phát sinh.

Mức xử phạt về việc quá hạn nộp báo cáo thuế theo quý

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, doanh nghiệp có thể phát sinh tình trạng quá hạn nộp báo cáo thuế theo quý. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định hiện hành về thuế. Trong đó bao gồm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn. Đặc biệt là các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc lệ phí. Cụ thể như sau

Mức xử phạt do chậm nộp tiền lệ phí môn bài

Theo quy định, tiền phạt chậm nộp lệ phí môn bài được tính theo công thức sau:

Số tiền phạt chậm nộp = Mức lệ phí môn bài phải nộp × 0,03% × Số ngày chậm nộp

Trong đó, mức 0,03% là lãi suất tính phạt chậm nộp/ngày theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thời gian tính phạt được tính từ ngày kế tiếp sau ngày hết hạn nộp lệ phí. Kết thúc thời gian phạt vào ngày thực tế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Mức xử phạt do chậm nộp tiền lệ phí môn bài

Mức phạt đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế

Căn cứ theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi quá hạn nộp báo cáo thuế theo quý được xác định theo thời gian chậm nộp, cụ thể như sau:

Thời gian chậm nộpMức xử phạt
Từ 01 đến 05 ngàyCảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ và vi phạm lần đầu)
Từ 06 đến 30 ngàyTừ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Từ 31 đến 60 ngàyTừ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Từ 61 đến 90 ngàyTừ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Trên 90 ngày (không phát sinh số thuế phải nộp)Từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Trên 90 ngày (có phát sinh thuế, đã nộp đủ tiền thuế)Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Lưu ý: một số trường hợp chậm nộp tờ khai kéo dài và có dấu hiệu vi phạm nhiều lần. Lúc này cơ quan thuế có thể áp dụng tình tiết tăng nặng. Đồng thời sẽ xử phạt ở mức cao nhất trong khung.

Mức phạt đối với hành vi quá hạn nộp báo cáo thuế theo quý

Mức xử phạt do chậm nộp báo cáo sử dụng hóa đơn

Một số doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên doanh nghiệp nộp chậm báo cáo về sử dụng hóa đơn so với thời hạn quy định. Lúc này mức phạt được áp dụng theo từng mốc thời gian cụ thể:

Thời gian chậm nộpMức xử phạt
Từ 01 đến 05 ngàyCảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ)
Từ 06 đến 10 ngàyTừ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Từ 11 đến 20 ngàyTừ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Từ 21 đến 90 ngàyTừ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Trên 90 ngàyTừ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Quy định về việc gia hạn thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý

Điều kiện và thời gian được phép gia hạn nộp báo cáo thuế

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế chỉ được xem xét gia hạn nộp báo cáo thuế theo quý khi gặp phải các tình huống bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng khác.

Cụ thể, thời gian gia hạn được quy định như sau:

  • Không quá 30 ngày đối với các loại tờ khai thuế, báo cáo thuế nộp theo tháng, quý. Hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Không quá 60 ngày đối với hồ sơ quyết toán thuế năm. Thời gian tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp theo quy định.

Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong năm 2025. Tại Điều 4 của Nghị định, quy định rõ về thời gian gia hạn đối với các loại thuế như sau:

  • Gia hạn 6 tháng:
    • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 2 và tháng 3 năm 2025.
    • Thuế GTGT quý I năm 2025.
  • Gia hạn 5 tháng:
    • Thuế GTGT của tháng 4, 5 và 6 năm 2025.
    • Thuế GTGT quý II năm 2025.
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp quý I và quý II năm 2025.
  • Một số cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh. Lúc này hạn cuối cùng để nộp thuế GTGT và TNCN năm 2025 là ngày 31/12/2025.

Lưu ý quan trọng:

  • Thời gian gia hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế theo quy định. Không phải từ ngày ban hành Nghị định.
  • Một số chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp tự khai và nộp thuế GTGT. Lúc này vẫn được hưởng chính sách gia hạn. Tuy nhiên hoạt động sản xuất – kinh doanh phải thuộc nhóm ngành được phép gia hạn.

Quy định về việc gia hạn thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý

Đối tượng được gia hạn nộp thuế trong năm 2025

Theo Điều 3 – Nghị định 82/2025/NĐ-CP, các nhóm đối tượng sau được phép gia hạn hạn nộp báo cáo thuế theo quý

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Trong đó bao gồm nhưng không giới hạn các ngành nghề:

  • Nông – lâm – ngư nghiệp
  • Chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày
  • Chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ nhựa, cao su
  • Sản xuất điện tử, ô tô, xe máy, cơ khí
  • Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cơ khí trọng điểm
  • Hoạt động in ấn, sản xuất phần mềm, sản phẩm từ giấy
  • Khai thác khoáng sản (trừ dầu khí, condensate và khí thiên nhiên theo hợp đồng đặc thù)
  • Hóa chất, sản phẩm hóa dầu, xử lý nước thải và môi trường

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh. Trong đó bao gồm các lĩnh vực:

  • Vận tải, kho bãi
  • Kinh doanh bất động sản
  • Du lịch, lưu trú, ăn uống, lữ hành
  • Giáo dục – đào tạo, y tế, hoạt động xã hội
  • Giải trí, thể thao, nghệ thuật
  • Phát thanh – truyền hình, thư viện, bảo tàng
  • Dịch vụ thông tin, phần mềm, tư vấn máy tính

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể như sau:

  • Xác định theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
  • Áp dụng chính sách gia hạn với các loại thuế GTGT, TNDN, TNCN. Tất cả đúng phạm vi và điều kiện quy định.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về hạn nộp báo cáo thuế theo quý theo quy định. Cùng với đó là quy định xử phạt liên quan và cách gia hạn thời hạn nộp báo cáo. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo