5/5 - (301 bình chọn)

Những quy định về thuế đối với hộ kinh doanh luôn là vấn đề nhiều người quan tâm. Trong đó một trong những vấn đề nổi bật gần đây với nhiều hộ đó chính là bỏ thuế khoán. Thay vào đó, hộ kinh doanh sẽ thực hiện nộp thuế bằng tự kê khai theo doanh thu thực tế. Quy định này được tạo ra để minh bạch hóa kinh doanh, chống thất thu thuế. Đồng thời đây còn là cơ hội nâng tầm hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp. Vậy quy định mới nhất về việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán gồm những gì? Cách tính thuế như thế nào? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này

Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ kinh doanh ra sao?

Trước khi tìm hiểu quy định về việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán thì cần biết căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ kinh doanh hiện nay ra sao. Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, việc xác định mức thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán được thực hiện dựa trên các yếu tố sau:

  • Hồ sơ khai thuế của hộ khoán là tài liệu do chính hộ kinh doanh tự kê khai. Nó thể hiện mức doanh thu dự kiến và thuế khoán ước tính. Mức thuế khoán ước tính này áp dụng cho cả năm tính thuế.
  • Cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về hoạt động kinh doanh, ngành nghề. Cùng với đó là địa điểm kinh doanh, quy mô hoạt động… Cơ sở dữ liệu này do cơ quan thuế quản lý và cập nhật thường xuyên.
  • Cơ quan thuế tổ chức tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế. Hội đồng này sẽ thực hiện tại địa phương nơi hộ kinh doanh hoạt động. Từ đó đảm bảo tính khách quan trong việc xác định doanh thu và thuế khoán..
  • Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi. Việc phản hồi giúp đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quá trình xác định nghĩa vụ thuế. Kết quả công khai và tiếp nhận ý kiến sẽ đến từ:
    • Hội đồng tư vấn thuế cấp xã
    • Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân địa phương
    • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    • Hộ khoán và các tổ chức, cá nhân có liên quan

Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ kinh doanh ra sao?

Nguyên tắc tính thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh

Một trong những điều quan trọng đến việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán đó là nguyên tắc tính thuế phải nộp. Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, nguyên tắc tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và Thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như sau:

Áp dụng quy định pháp luật hiện hành

  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ tính thuế GTGT và thuế TNCN. Tất cả thực hiện theo đúng các quy định về thuế
  • Việc tính thuế phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc pháp lý, khách quan. Đồng thời đảm bảo minh bạch và phù hợp với hoạt động thực tế của hộ/cá nhân kinh doanh.

Miễn thuế đối với hộ kinh doanh có doanh thu nhỏ

  • Một số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng. Lúc này hộ kinh doanh sẽ không thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Doanh thu trong năm này được tính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Mặc dù được miễn thuế, các đối tượng này vẫn phải:
    • Khai thuế đầy đủ, chính xác và trung thực
    • Nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn theo quy định của cơ quan thuế

Quy định đối với nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh

  • Một số hoạt động kinh doanh được thực hiện hình thức nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình. Lúc này mức doanh thu 100 triệu đồng/năm được xác định cho một (01) người. Người này sẽ là người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
  • Người đại diện này chịu trách nhiệm kê khai thuế. Họ được xem là cơ sở xác định nghĩa vụ thuế GTGT và TNCN của hộ kinh doanh

Nguyên tắc tính thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh

Quy định về việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán mới nhất

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP và khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 thì việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán sẽ được triển khai với 2 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Bỏ thuế khoán một số hộ kinh doanh

Trong giai đoạn này, áp dụng một số doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh bỏ thuế khoán. Cụ thể, theo quy định có hiệu lực từ ngày 01/6/2025 đến hết ngày 31/12/2025, cơ quan thuế sẽ ngừng áp dụng phương pháp thuế khoán đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp có mức doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên. Cùng với đó hộ kinh doanh và doanh nghiệp thuộc một trong các nhóm ngành nghề dưới đây:

  • Trung tâm thương mại, siêu thị;
  • Các hoạt động bán lẻ hàng hóa. Ngoại trừ các mặt hàng: ô tô, mô tô, xe máy và các phương tiện cơ giới khác.
  • Hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán ăn;
  • Dịch vụ ăn uống (bao gồm cả thức ăn nhanh, đồ uống không cồn…);
  • Dịch vụ khách sạn và cơ sở lưu trú ngắn hạn.
  • Vận tải hành khách (bằng xe buýt, taxi, xe hợp đồng…);
  • Các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ. Ví dụ như bến xe, trạm dừng nghỉ, bảo dưỡng phương tiện….
  • Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật;
  • Dịch vụ vui chơi, giải trí (công viên, khu vui chơi, trò chơi điện tử…);
  • Hoạt động chiếu phim, rạp phim;
  • Các dịch vụ phục vụ cá nhân khác có liên quan. Áp dụng theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn 1: Bỏ thuế khoán một số hộ kinh doanh

Giai đoạn 2: Hộ kinh doanh bỏ thuế khoán hoàn toàn

Theo quy định tại các Điều 5, 6 và 7 của Thông tư số 40/2021/TT-BTC, hiện nay hộ kinh doanh có thể thực hiện nghĩa vụ thuế theo ba phương pháp. Đó là kê khai, khai thuế theo từng lần phát sinh, và khoán. Tuy nhiên, việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán sẽ được áp dụng. Việc áp dụng sẽ tính kể từ thời điểm chính sách mới có hiệu lực (01/01/2026). Do đó, các hộ và cá nhân kinh doanh sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp nộp thuế sau:

  • Phương pháp kê khai thuế: Áp dụng đối với hộ kinh doanh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện việc kê khai thuế. Đồng thời thực hiện nộp thuế định kỳ theo quy định của cơ quan thuế.
  • Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh không thường xuyên. Cùng với đó là các hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định. Thuế được kê khai và nộp cho từng lần phát sinh hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn 2: Hộ kinh doanh bỏ thuế khoán hoàn toàn

Cách tính thuế cho hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế

Công thức tính thuế TNCN và GTGT

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, từ thời điểm áp dụng việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai với cách tính cụ thể như sau:

Công thức tính thuế phải nộp

Số thuế Giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ % thuế GTGT

Số thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN × Tỷ lệ % thuế TNCN

Xác định doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế (GTGT và TNCN) là toàn bộ doanh thu bao gồm thuế. Doanh thu này phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc bao gồm thuế trong doanh thu sẽ áp dụng trong trường hợp thuộc diện chịu thuế. Cụ thể, bao gồm:

  • Doanh thu chính từ hoạt động kinh doanh: Bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền gia công, tiền hoa hồng,…
  • Các khoản cộng thêm vào doanh thu, bao gồm:
    • Tiền thưởng, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán
    • Khoản hỗ trợ (tiền hoặc hiện vật) từ đối tác, nhà cung cấp
    • Trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo chính sách
    • Bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính trong thu nhập tính thuế TNCN)
    • Doanh thu chưa thu tiền nhưng đã phát sinh nghĩa vụ nhận, không phân biệt đã thực thu hay chưa

Cách tính thuế cho hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế

Xác định tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ phần trăm thuế được áp dụng trên doanh thu phát sinh thực tế, bao gồm:

  • Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được quy định cụ thể theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Áp dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Trường hợp hoạt động đa ngành nghề:
    • Hộ/cá nhân kinh doanh phải tách riêng doanh thu của từng lĩnh vực. Thông qua đó áp dụng đúng tỷ lệ thuế tương ứng.
    • Một số trường hợp không tách được hoặc tách không chính xác. Lúc này cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế đối với từng hoạt động. Việc ấn định doanh thu sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán theo quy định. Cùng với đó là cách tính thuế cho hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo