4.4/5 - (312 bình chọn)

Hiện nay, việc chuyển địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc này được diễn ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng quy mô. Đồng thời tối ưu chi phí thuê mặt bằng hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi pháp luật thì việc thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ là việc cần làm. Vậy làm thế nào để thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện thay đổi địa chỉ

Hộ kinh doanh là gì?

Trước khi tìm hiểu những điều cần biết về việc thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh thì cần biết rõ hộ kinh doanh là gì. Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này phù hợp với cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Đồng thời không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Thông thường mô hình hộ kinh doanh quy mô hoạt động thường nhỏ hơn so với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi hoạt động, hộ vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp trong suốt quá trình hoạt động.

Đặc điểm của hộ kinh doanh bao gồm:

  • Hộ kinh doanh thành lập bởi một cá nhân hoặc một nhóm người trong cùng hộ gia đình.
  • Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật. Vì thế người đó sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh.
  • Hoạt động của hộ kinh doanh thường giới hạn về nhân lực. Trong đó số lượng lao động không vượt quá 10 người. Thông qua đó duy trì mô hình quản lý tinh gọn và hiệu quả.
  • Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ nghĩa vụ tài chính. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ mọi pháp lý phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Tất cả đều bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.
  • Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký tại một địa điểm kinh doanh cố định. Đồng thời không được phép mở chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh phụ
  • So với doanh nghiệp, quy trình đăng ký và quản lý hộ kinh doanh tương đối đơn giản.

Hộ kinh doanh là gì?

Các trường hợp thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được hiểu là nơi thực tế diễn ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể triển khai hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên chỉ được lựa chọn một địa điểm duy nhất để đăng ký làm trụ sở chính. Đối với các địa điểm còn lại, hộ kinh doanh có nghĩa vụ thông báo với cơ quan thẩm quyền. Bao gồm cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường tại nơi phát sinh hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, quy định này vẫn còn gặp một số vướng mắc. Trên thực tế, mỗi cá nhân chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất. Vì thế chưa có cơ chế để đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.

Việc thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh được phân thành hai trường hợp như sau:

  • Thay đổi trụ sở trong cùng quận/huyện
  • Thay đổi trụ sở sang quận/huyện khác

Các trường hợp thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

Hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh cá thể chi tiết

Thủ tục thay đổi địa điểm hộ kinh doanh cùng quận, huyện

Một số trường hợp hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh nhưng vẫn nằm trong cùng địa bàn quận, huyện hoặc thị xã. Lúc này, Căn cứ theo Khoản 2 Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cần thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định pháp luật như sau:

Chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị bộ hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cụ thể gồm:

  • Văn bản thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh. Mẫu thông báo được lập theo mẫu Phụ lục III-2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT. Văn bản này thể hiện rõ địa chỉ cũ và địa chỉ mới dự kiến chuyển đến.
  • Bản sao Biên bản họp của các thành viên hộ gia đình (nếu có). Nó áp dụng trong trường hợp hộ kinh doanh có nhiều thành viên cùng tham gia. Biên bản phải nêu rõ sự đồng thuận về việc thay đổi địa chỉ hoạt động kinh doanh.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Các căn cước này là của người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi.

Sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, người đại diện hộ kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp. Tại đây, người đại diện sẽ nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân. Ủy ban này sẽ ở cấp quận, huyện, thị xã nơi đặt trụ sở mới của hộ kinh doanh.

Thời gian giải quyết là tối đa 05 ngày làm việc. Tính kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Đồng thời đảm bảo thông tin hợp lệ hồ sơ theo quy định.

Thủ tục thay đổi địa điểm hộ kinh doanh cùng quận, huyện

Thủ tục giải thể và đăng ký địa điểm hộ kinh doanh khác quận

Một số trường hợp có nhu cầu thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh sang một quận/huyện khác. Lúc này một trong những phương án được áp dụng phổ biến là tiến hành giải thể hộ kinh doanh hiện tại. Sau đó thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới tại địa chỉ mới. Quy trình thực hiện bao gồm 03 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh cần tiến hành thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thủ tục này bao gồm hai công việc chính:

  • Hoàn tất các nghĩa vụ tài chính:
    • Thanh toán đầy đủ các khoản thuế còn nợ theo quy định;
    • Hoàn tất nghĩa vụ về bảo hiểm và các khoản liên quan đến người lao động (nếu có);
    • Giải quyết các khoản công nợ đối với đối tác, chủ nợ và các bên liên quan.
  • Nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại Chi cục Thuế quản lý địa bàn. Hồ sơ gồm:
    • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu 24/ĐK-TCT);
    • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
    • Văn bản xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Văn bản này do kế toán nội bộ hoặc cán bộ thuế lập sau khi kiểm tra);

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế sẽ xử lý hồ sơ. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ diễn ra trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu không phát sinh vấn đề, Chi cục Thuế sẽ ban hành:

  • Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu 18/TB-ĐKT);
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Sau khi hoàn tất thủ tục thuế, chủ hộ tiếp tục nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Hồ sơ chấm dứt sẽ được nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện. Địa chỉ sẽ căn cứ theo nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế;
  • Mẫu 18/TB-ĐKT – Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Biên bản họp của các thành viên trong hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Sau khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ hợp lệ, UBND cấp quận/huyện sẽ ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Sau đó ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động.

Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại quận/huyện mới

Sau khi hoàn tất việc giải thể tại địa chỉ cũ, chủ hộ có thể tiến hành thành lập hộ kinh doanh mới tại quận/huyện nơi chuyển đến. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);
  • Bản sao CMND/CCCD của chủ hộ;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh. Ví dụ như hợp đồng thuê/mượn mặt bằng. Hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở.

Việc đăng ký được thực hiện tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện mới. Địa chỉ quận huyện này sẽ căn cứ theo nơi đặt trụ sở kinh doanh. Lúc này hộ kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới. Khi đó hộ kinh doanh có thể tiến hành đăng ký thuế và triển khai hoạt động bình thường.

Thủ tục giải thể và đăng ký địa điểm hộ kinh doanh khác quận

Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh khác quận

Một số trường hợp thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh trong phạm vi khác quận/huyện. Tuy nhiên, chủ hộ có thể lựa chọn phương án thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Đồng thời không cần giải thể và đăng ký lại từ đầu.

Chủ hộ cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Thông báo nêu rõ nội dung thay đổi là địa chỉ trụ sở chính;
  • Biên bản họp của các thành viên hộ gia đình . Áp dụng khi hộ kinh doanh được thành lập bởi nhiều cá nhân trong cùng hộ gia đình. Biên bản này thể hiện sự đồng thuận về việc thay đổi địa chỉ;
  • Bản sao công chứng căn cước công dân (CCCD)/chứng minh nhân dân (CMND). Tất cả là của của các thành viên trong hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh mới. Hoặc các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng địa điểm. Giấy tờ này áp dụng trong trường hợp địa chỉ mới là tài sản đi thuê hoặc mượn.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch. Phòng này thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh mới. Đây là cơ quan có thẩm quyền xử lý các thay đổi liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét, cập nhật thay đổi thông tin hộ kinh doanh. Sau đó cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với thông tin địa chỉ mới. Tất cả diễn ra trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ

Quy định và lưu ý khi làm thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

Mức xử phạt về thay đổi địa điểm hộ kinh doanh

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 63 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh và kiểm toán độc lập, hành vi không thông báo thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:

Mức xử phạt vi phạm

  • Một số trường hợp hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Tuy nhiên hộ không thực hiện thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Lúc này hộ kinh doanh sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Căn cứ áp dụng là Điểm d, khoản 1, Điều 63 – Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, hộ kinh doanh vi phạm còn bắt buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục:

  • Thông báo thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tất cả theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký cập nhật thông tin. Từ đó đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh tại địa điểm mới.

Quy định và lưu ý khi làm thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh

Lưu ý quan trọng khi thực hiện thay đổi địa chỉ

Để đảm bảo việc thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh được thực hiện đúng quy định và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cần lưu ý các nội dung sau:

  • Địa chỉ mới phải nằm trong khu vực được phép đăng ký hộ kinh doanh. Không vi phạm các quy định liên quan đến quy hoạch, an ninh trật tự. Không vi phạm quy định ngành nghề có điều kiện về địa điểm kinh doanh.
  • Một số hộ kinh doanh có sử dụng các kênh trực tuyến. Ví dụ như website, fanpage, nền tảng thương mại điện tử. Ngoài ra là tài khoản mạng xã hội hoặc ứng dụng đặt hàng. Lúc này cần cập nhật địa chỉ mới ngay sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi. Từ đó đảm bảo khách hàng, đối tác và cơ quan chức năng có thể liên hệ đúng thông tin.
  • Chủ động gửi thông báo chính thức bằng văn bản, email, tin nhắ. Hoặc đăng tải công khai trên các kênh truyền thông. Chúng sẽ giúp tránh hiểu nhầm trong quá trình giao dịch. Đồng thơi duy trì sự tin tưởng, chuyên nghiệp và kết nối với khách hàng, đối tác

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc thực hiện thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh. Cùng với đó là những quy định xử phạt và lưu ý khi làm thủ tục thay đổi địa điểm. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo