2.2/5 - (483 bình chọn)

Hiện nay, hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, từ ngày 1/6/2025, những chính sách về thuế và hóa đơn sẽ ảnh hưởng đến hộ kinh doanh. Trong đó phổ biến nhất là việc bỏ hình thức thuế khoán cho hộ kinh doanh. Đây là những tiền đề quan trọng để hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp. Lúc này nhiều hộ kinh doanh sẽ băn khoăn rằng khi thành lập doanh nghiệp cần những gì. Vậy theo quy định khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này

Khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp?

Hiện nay, việc hộ kinh doanh phát triển trở thành doanh nghiệp được nhiều người quan tâm. Lúc này, điều nhiều người quan tâm nhất đó là khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp. Căn cứ Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, quy định về hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc nhóm thành viên trong cùng hộ gia đình đăng ký thành lập. Chủ thể này phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Tất cả áp dụng đối với mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ. Một số trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi nhiều thành viên trong gia đình. Lúc này các thành viên phải thống nhất ủy quyền cho một cá nhân làm đại diện. Người đại diện hoặc cá nhân trực tiếp đăng ký sẽ được xác định là chủ hộ kinh doanh.
  • Các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối; cũng như những người bán hàng rong, bán quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh theo thời vụ hoặc cung cấp dịch vụ có thu nhập thấp, không bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh, ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật. Mức thu nhập được xem là “thấp” do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Đồng thời áp dụng trong phạm vi địa phương quản lý.

Tóm lại, theo quy định pháp luật hiện hành, không có quy định nào bắt buộc thời hạn hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp chỉ vì sử dụng số lượng lao động vượt quá một ngưỡng cụ thể.

Khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp?

Hộ kinh doanh có phải ký kết hợp đồng lao động không?

Vừa rồi chúng ta đã biết được khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp. Lúc này, điều nhiều hộ kinh doanh quan tâm là có phải ký kết hợp đồng lao động không. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 và khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động năm 2019, hộ kinh doanh được xác định là người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

Cụ thể, Điều 13 quy định rằng quan hệ lao động được thiết lập thông qua hợp đồng lao động. Hợp đồng này được ký giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong khi đó, khoản 2 Điều 3 xác định rõ người sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp. Ngoài ra là cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn. Đồng thời là hộ sử dụng lao động theo thỏa thuận để làm việc và được trả lương.

Như vậy, hộ kinh doanh, được pháp luật xác định là một chủ thể sử dụng lao động. Do đó, hộ kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định pháp luật lao động. Trong đó bao gồm việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Hợp đồng này được kts với người lao động trước khi bắt đầu làm việc. Ngoại trừ trường hợp hợp đồng dưới một tháng theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.

Việc ký kết hợp đồng lao động không chỉ là yêu cầu bắt buộc. Việc này nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Nó còn là cơ sở pháp lý để hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm và thuế. Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra là các khoản chi phí liên quan đến tiền lương. Đặc biệt trong quá trình hạch toán kế toán chi phí hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh có phải ký kết hợp đồng lao động không?

Quy định tam ngưng và chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Khi đã biết được quy trình về hợp đồng lao động và khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp thì điều bạn cần biết đó là quy định về việc tạm ngưng và chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:

Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ theo Điều 91 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh khi có nhu cầu tạm ngừng hoạt động phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định. Việc không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn có thể bị xử phạt. Cụ thể hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Cụ thể:

  • Hộ kinh doanh phải gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh. Tại đây thông báo sẽ được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Cơ quan này là nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Sau đó hộ kinh doanh sẽ thông báo cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
  • Thời điểm thông báo tối thiểu là 30 ngày trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động.
  • Một số trường hợp hộ kinh doanh muốn hoạt động trước thời hạn đã đăng ký tạm ngừng. Lúc này phải thực hiện thủ tục thông báo lại bằng văn bản với các cơ quan. Thủ tục thông báo này cần được thực hiện trước khi hoạt động trở lại.

Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, khi hộ kinh doanh quyết định chấm dứt hoạt động, cần chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ chấm dứt tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hồ sơ bao gồm

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, theo mẫu quy định.
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nộp tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
  • Bản sao biên bản họp của các thành viên hộ gia đình . Áp dụng trong trường hợp hộ kinh doanh dưới danh nghĩa hộ gia đình có nhiều thành viên. Biên bản này thể hiện ý kiến thống nhất về việc chấm dứt hoạt động.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

So sánh cụ thể hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Để giúp bạn có căn cứ cụ thể để biết thêm về việc khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp, hãy cùng so sánh cụ thể đặc điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tại đây

Tiêu chíHộ kinh doanhDoanh nghiệp

Chủ thể thành lập

– Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình là công dân Việt Nam. Đồng thời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

– Không thuộc các trường hợp bị cấm. Áp dụng theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

– Có thể là người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (đáp ứng điều kiện đầu tư).

Quy mô, phạm vi hoạt động

– Được kinh doanh mọi ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

– Có thể đăng ký theo cá nhân hoặc hộ gia đình (thành viên là người cùng hộ khẩu).

– Địa điểm kinh doanh là nơi thực tế diễn ra hoạt động kinh doanh.

– Tự chủ trong việc lựa chọn hình thức tổ chức, ngành nghề, địa điểm kinh doanh, quy mô hoạt động.

– Được quyền kinh doanh ngành nghề có điều kiện sau khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

– Được phép xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng thương mại, tuyển dụng lao động…  Áp dụng theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản liên quan.

Số lượng lao động và thành viên

– Hiện nay không có quy định giới hạn số lượng người lao động đối với hộ kinh doanh.

– Nếu đăng ký theo hộ gia đình, các thành viên phải là người có cùng hộ khẩu.

– Có quy định cụ thể về số lượng thành viên/cổ đông tùy theo loại hình doanh nghiệp:

+ Công ty TNHH một thành viên: 01 tổ chức hoặc cá nhân (Điều 46 LDN 2020)

+ Công ty TNHH hai thành viên: từ 02 đến 50 thành viên (Điều 74 LDN 2020)

+ Công ty cổ phần: từ 03 cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng (Điều 111 LDN 2020)

+ Công ty hợp danh: tối thiểu 02 thành viên hợp danh (Điều 177 LDN 2020)

Điều kiện hoạt động

– Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Một số trường hợp hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Lúc này phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện trong suốt quá trình hoạt động.

– Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:

+ Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh;

+ Công khai thông tin về thành lập và hoạt động;

+ Đáp ứng các điều kiện kinh doanh nếu hoạt động trong lĩnh vực có điều kiện. Đồng thời duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Chế độ trách nhiệm

Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh.– Chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn tùy loại hình:

+ Công ty TNHH và Công ty cổ phần: Thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với nghĩa vụ của công ty.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp. Cùng với đó là các quy định liên quan và so sánh cụ thể hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo