Việc nắm rõ cách tính thuế hộ kinh doanh tuân thủ quy định và tránh rủi ro pháp lý. Đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật và quản lý tài chính hiệu quả. Tuy nhiên từ 1/6/2025, chính sách thuế về hộ kinh doanh sẽ có sự thay đổi. Chính vì thế mà việc xác định mức thuế phải đóng với hộ kinh doanh trở nên khó khăn. Vậy hộ kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương pháp nào trong 2025? Cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 theo quy định như thế nào? Hãy cùng Kế toán ATS tìm hiểu và giải đáp chi tiết trong bài viết này
Hộ kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 thì cần biết hộ kinh doanh là gì. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “hộ kinh doanh”. Tuy nhiên, chúng ta có thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp để tìm hiểu. Cụ thể, hộ kinh doanh được hiểu là mô hình kinh doanh do một cá nhân thành lập. Hoặc một nhóm người bao gồm các thành viên trong cùng hộ gia đình thực hiện đăng ký thành lập.
Chủ thể đăng ký hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn. Tức là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Áo dụng đối với mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ.
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ nào sẽ phải thực hiện nộp thuế?
Một trong những điều quan trọng không kém ngoài cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 là các hộ kinh doanh phải nộp thuế. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nếu tổng doanh thu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch vượt ngưỡng 100 triệu đồng. Doanh thu để làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế là tổng doanh thu của tất cả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế trong năm.
Đối với trường hợp nhóm cá nhân hoặc hộ kinh doanh có nhiều thành viên cùng tham gia hoạt động kinh doanh, ngưỡng doanh thu 100 triệu đồng/năm để xác định nghĩa vụ thuế GTGT và TNCN được tính trên cơ sở doanh thu của một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế. Điều này có nghĩa là nếu tổng doanh thu phân bổ cho cá nhân đại diện vẫn không vượt quá 100 triệu đồng/năm thì cá nhân đó được miễn nộp thuế GTGT và TNCN.
Phương pháp và cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 chi tiết
Các phương pháp nộp thuế cho hộ kinh doanh
Một trong những điều quan trọng không kém trước khi tìm hiểu cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 đó là các phương pháp nộp thuế. Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp nộp thuế. Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc quy mô hoạt động và tính chất kinh doanh. Cụ thể theo quy định của pháp luật thuế hiện hành có hai phương pháp nộp thuế sau:
- Kê khai thường xuyên: Áp dụng đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn, đủ điều kiện theo quy định. Hoặc các trường hợp hộ/cá nhân kinh doanh tự nguyện thực hiện kê khai thuế. Theo đó, nghĩa vụ thuế được xác định trên doanh thu thực tế phát sinh theo từng kỳ khai thuế. Điều này tùy thuộc vào mức doanh thu và phương thức quản lý thuế của cơ quan thuế. Hộ kinh doanh phải lập hồ sơ khai thuế định kỳ và nộp thuế giá trị gia tăng. Cùng với đó nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ tương ứng trên doanh thu.
- Khai thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng cho hộ kinh doanh không thường xuyên hoạt động. Hoặc hộ kinh doanh và cá nhân không có địa điểm kinh doanh cố định. Trong trường hợp này, người nộp thuế sẽ kê khai và nộp thuế cho từng lần. Mỗi lần nộp thuê sẽ căn cứ theo doanh thu phát sinh hoạt động kinh doanh cụ thể. Thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thực tế của từng giao dịch. Hoặc tính theo lần phát sinh doanh thu. Tất cả phù hợp với loại hình kinh doanh và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 chi tiết
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, số thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp được xác định trên cơ sở doanh thu tính thuế nhân với tỷ lệ thuế tương ứng. Cụ thể cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 chi tiết như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN × Tỷ lệ thuế TNCN
Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế (cả GTGT và TNCN) là toàn bộ doanh thu bao gồm thuế phát sinh. Doanh thù được tính trong kỳ tính thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Cụ thể bao gồm:
- Tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gia công, hoa hồng phát sinh trong kỳ;
- Các khoản hỗ trợ, chiết khấu, khuyến mại và thưởng như:
- Tiền thưởng doanh số, hỗ trợ thương mại, khuyến mãi;
- Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán;
- Các khoản chi hỗ trợ khác (bằng tiền hoặc hiện vật);
- Các khoản phụ thu, phí thu thêm, trợ giá, khoản phụ trội mà hộ kinh doanh được hưởng;
- Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng và các khoản bồi thường khác. Lưu ý, khoản bồi thường này chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN. Đồng thời chúng không tính vào doanh thu tính thuế GTGT
- Doanh thu khác phát sinh. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền tại thời điểm xác định nghĩa vụ thuế.
Tỷ lệ thuế áp dụng
Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được quy định chi tiết theo từng ngành nghề. Cùng với đó là lĩnh vực kinh doanh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC. Một số tỷ lệ phổ biến:
Ngành nghề | Tỷ lệ thuế GTGT | Tỷ lệ thuế TNCN |
Phân phối, cung cấp hàng hóa | 1% | 0,5% |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu NVL | 5% | 2% |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa | 3% | 1,5% |
Hoạt động kinh doanh khác | 2% | 1% |
Thời hạn nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể chi tiết
Vừa rồi chúng ta đã biết được cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 theo quy định. Lúc này, điều nhiều cá nhân và hộ kinh doanh quan tâm là thời hạn nộp thuế. Căn cứ theo Thông tư 40/2021/TT-BTC và Luật Quản lý thuế năm 2019, chi tiết như sau:
Hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai định kỳ
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC, thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh kê khai theo phương pháp định kỳ được thực hiện theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể như sau
- Thời hạn nộp thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Một số trường hợp hộ kinh doanh thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Lúc này thời hạn nộp thuế sẽ là thời hạn nộp của kỳ tính thuế phát sinh sai sót cần điều chỉnh.
- Ví dụ: Doanh nghiệp khai thuế theo tháng và kỳ tính thuế có sai sót là tháng 4. Lúc này thời hạn nộp thuế cho phần khai bổ sung là ngày cuối cùng của tháng 5. Trong đó thời điểm nộp tờ khai thuế sẽ là vào tháng 4.
Hộ kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC, đối với cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện kê khai định kỳ mà nộp thuế theo từng lần phát sinh, thời hạn nộp thuế được áp dụng theo khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể như sau:
- Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Ví dụ: Nếu cá nhân kinh doanh phát sinh doanh thu vào ngày 5 tháng 6 từ một hoạt động bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, thì chậm nhất ngày 15 tháng 6 cá nhân phải hoàn tất việc nộp hồ sơ khai thuế và nghĩa vụ thuế tương ứng.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về việc hộ kinh doanh bỏ thuế khoán
- Cách làm sổ sách kế toán cho hộ kinh doanh chi tiết nhất
Trên đây là cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025 chi tiết theo quy định. Cùng với đó là những quy định liên quan về thời hạn và đối tượng áp dụng kê khai thuế. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com