5/5 - (242 bình chọn)

Vào ngày 20/3 vừa qua, Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã được chính phủ chính thức ban hành. Văn bản sửa đổi và bổ sung một số điều từ Nghị định 123/2020/NĐ-CP liên quan hóa đơn. Nghị định này mang đến nhiều điểm mới nhằm tối ưu hóa việc quản lý hóa đơn điện tử. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ pháp luật. Để giúp các bạn hiểu rõ, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn những điều cần biết và điểm mới trong Nghị định 70 2025 của Chính phủ trong bài viết này. Cùng với đó là những điều cần làm cho doanh nghiệp

Nghị định 70 2025 là gì?

Ngày 20 tháng 3 năm 2025, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP hay Nghị định 70 2025. Nghị định này quy định về hóa đơn, chứng từ và có hiệu lực từ 01 tháng 6 năm 2025. Đây là văn bản quy phạm pháp luật trong việc hoàn thiện khung pháp lý về hóa đơn. Trong đó bao gồm quản lý và sử dụng hóa đơn và chứng từ điện tử. Đặc biệt là trong hoạt động kế toán, tài chính, thuế.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung 40 trong tổng số 61 điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Nội dung trọng tâm chính bao gồm mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung các loại hóa đơn mới. Ngoài ra là điều chỉnh thời điểm lập hóa đơn, cập nhật yêu cầu về nội dung hóa đơn. Ngoài ra là quy định quy trình xử lý sai sót và làm rõ trách nhiệm các bên liên quan. Đặc biệt là các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Những điều chỉnh tại Nghị định số 70 vừa mở ra cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ. Cùng với đó giúp mở rộng thị phần cho các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn về khả năng thích ứng. Đặc biệt là khả năng đầu tư công nghệ và nâng cao năng lực quản trị hệ thống. Do đó, việc cập nhật, triển khai nhanh chóng các quy định mới là yếu tố then chốt. Từ đó giúp các doanh nghiệp và tổ chức liên quan duy trì sự tuân thủ. Đồng thời giữ vững lợi thế cạnh tranh trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện.

Nghị định 70 2025 là gì?

Công văn số 348/CT-CS về tóm tắt Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Ngày 28/03/2025, Cục Thuế đã ban hành Công văn số 348/CT-CS nhằm giới thiệu các nội dung mới tại Nghị định 70 2025. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Những điều này đều liên quan đến quy định về hóa đơn và chứng từ.

Công văn 348/CT-CS đã tổng hợp và phân tích các điểm mới đáng chú ý của Nghị định 70. Những điều mới quan trọng này đều liên quan đến hóa đơn điện tử và chứng từ điện tử. Đồng thời, Cục Thuế đề nghị các Chi cục Thuế trực thuộc khẩn trương triển khai công tác tuyên truyền. Sau đó phổ biến đầy đủ các nội dung của nghị định đến toàn thể công chức ngành thuế và người nộp thuế. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm việc tổ chức thực hiện đúng quy định.

Đối với người nộp thuế, việc phổ biến cần tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền lợi. Cùng với đó là trách nhiệm và nghĩa vụ khi sử dụng hóa đơn điện tử. Việc triển khai hiệu quả các nội dung trên là cần thiết với nhiều người. Thông qua đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể bao gồm:

  • Loại hóa đơn như hóa đơn thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Hoặc hóa đơn áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất (Điều 8).
  • Thời điểm lập hóa đơn (Điều 9).
  • Nội dung bắt buộc của hóa đơn (Điều 10).
  • Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (Điều 11).
  • Việc cấp hóa đơn điện tử (Điều 13).
  • Đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (Điều 15).
  • Tạm ngừng sử dụng hóa đơn điện tử (Điều 16).
  • Thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập (Điều 19).

Nghị định 70 2025 là gì?

Nghị định 70/2025/NĐ-CP – Những điểm mới bạn cần phải nắm rõ

Sửa đổi quy định về thời điểm lập hóa đơn

Tại Nghị định 70 2025, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Điều này se  quy định rõ ràng và cụ thể hơn về thời điểm lập hóa đơn. Đặc biệt trong các trường hợp phát sinh hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cụ thể:

  • Đối với hoạt động bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu. Hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền hay chưa.
  • Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa: Người bán được tự xác định thời điểm lập hóa đơn. Tuy nhiên chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo. Thời gian kể từ ngày hàng hóa được thông quan.
  • Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Tương tự như bán hàng hóa, nó không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
  • Đối với trường hợp giao hàng hoặc bàn giao nhiều lần: Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao một phần công việc đều phải lập hóa đơn riêng. Tương ứng với khối lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ đã giao hoặc đã hoàn thành.
  • Đối với hoạt động kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng: Hóa đơn phải được lập chậm nhất là 01 ngày kể từ thời điểm kết thúc ngày xác định doanh thu.

Ngoài các quy định chung nêu trên, Nghị định số 70 cũng quy định chi tiết thời điểm lập hóa đơn trong một số lĩnh vực đặc thù, bao gồm:

  • Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với số lượng lớn và phát sinh thường xuyên;
  • Các dịch vụ viễn thông;
  • Các hoạt động liên quan đến xây dựng, lắp đặt, đặc biệt là xây dựng công trình có thời gian thi công dài ngày;
  • Giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bổ sung đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử là nhà cung cấp nước ngoài

Một điểm mới quan trọng tại Nghị định 70 2025 là việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử. Trong đó bao gồm cả nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cụ thể, tại điểm e, khoản 1, Điều 2 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70), quy định rõ:

“Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số hoặc cung cấp các dịch vụ khác tại Việt Nam, có thể tự nguyện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.”

Việc bổ sung đối tượng này không chỉ tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua đó đảm bảo hoạt động minh bạch, tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Nó còn giúp cơ quan thuế nâng cao khả năng quản lý, theo dõi. Đồng thời thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây là một lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. chóng hiện này

Bổ sung đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử là nhà cung cấp nước ngoài

Sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tại Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số quy định quan trọng liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Quy định này được áp dụng bắt buộc đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, đặc biệt trong các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.

Quy định mới hướng đến mục tiêu nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, hạn chế tình trạng thất thu thuế, đồng thời tăng cường khả năng giám sát của cơ quan thuế thông qua việc kết nối và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo thời gian thực.

Đối tượng áp dụng

Theo quy định tại Nghị định 70 2025, các tổ chức, cá nhân sau đây bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối trực tiếp với cơ quan thuế. Cụ thể bao gồm những cá nhân và tổ chức như sau:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên. Áp dụng theo quy định Khoản 1 Điều 51, Khoản 2 Điều 90, Khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
  • Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa. Đồng thời cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, thuộc các lĩnh vực như:
    • Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Ngoại trừ ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ khác;
    • Ăn uống, nhà hàng, khách sạn;
    • Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
    • Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim;
    • Dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Nguyên tắc khi sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Có khả năng nhận diện hóa đơn được in ra từ hệ thống máy tính tiền. Hệ thông máy tính tiền natf có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế;
  • Không bắt buộc sử dụng chữ ký số trên hóa đơn;
  • Các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn dạng này được xem là hợp lệ. Đồng thời có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp để kê khai và xác định nghĩa vụ thuế. Trong đó bao gồm bản sao hoặc thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Nội dung bắt buộc và hình thức phát hành hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin người bán gồm Tên, địa chỉ, mã số thuế;
  • Thông tin người mua (nếu có yêu cầu) gồm Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại;
  • Thông tin giao dịch gồm Tên hàng hóa, dịch vụ; Đơn giá, số lượng, thành tiền;
  • Trường hợp người bán nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì Phải ghi rõ giá chưa thuế GTGT. Ngoài ra là thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT, và tổng số tiền thanh toán có thuế GTGT;
  • Thời điểm lập hóa đơn;
  • Mã số xác thực của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử. Từ đó cho phép người mua tra cứu, kiểm tra, kê khai thông tin hóa đơn.

Người bán có trách nhiệm cung cấp hóa đơn điện tử cho người mua. Tại đây việc cung cấp sẽ thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:

  • Gửi qua tin nhắn SMS, thư điện tử (email) hoặc các hình thức điện tử khác;
  • Cung cấp đường dẫn (URL) hoặc mã QR. Từ đó người mua có thể tra cứu và tải hóa đơn điện tử một cách thuận tiện.

Sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Bổ sung và giải thích thuật ngữ chuyên môn về hóa đơn, chứng từ

Tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định 70 2025, Chính phủ đã bổ sung và làm rõ một số thuật ngữ quan trọng. Từ đó thống nhất cách hiểu và áp dụng trong thực tiễn quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử. Việc giải thích các thuật ngữ này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh mở rộng phạm vi hóa đơn điện tử. Đồng thời tăng cường triển khai số hóa hoạt động kế toán – thuế. Các thuật ngữ được quy định, bao gồm:

  • Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Đây là loại hóa đơn được tạo lập thông qua hệ thống máy tính tiền. Từ đó đảm bảo kết nối trực tiếp và tự động truyền dữ liệu. Tất cả đến hệ thống quản lý của cơ quan thuế theo thời gian thực.
  • Máy tính tiền là thiết bị điện tử có chức năng ghi nhận thông tin giao dịch. Trong đo bao gồm các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đồng thời có khả năng tạo lập, in và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế.
  • Chứng từ điện tử bao gồm các loại văn bản, tài liệu dưới dạng dữ liệu điện tử. Những chứng từ này được tạo lập, trao đổi hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Tất cả theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và kế toán.
  • Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là việc làm cho hóa đơn, chứng từ không còn trong hệ thống. Đồng thời không thể truy cập, khôi phục hoặc sử dụng lại dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in áp dụng đối với các hóa đơn in sẵn chưa sử dụng. Việc tiêu hủy này dành cho hóa đơn do cơ quan thuế phát hành cho đối tượng đặc thù.

Quy định cấm làm giả hóa đơn và không truyền dữ liệu đến cơ quan thuế

Khoản 4, Điều 1 của Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 5 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các bên có liên quan có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về hóa đơn, tuyệt đối không thực hiện các hành vi bị cấm, bao gồm:

  • Làm giả hóa đơn, chứng từ nhằm thực hiện hành vi gian lận, trốn thuế. Hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  • Không thực hiện việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế. Đây là hành vi không tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định này. Từ đó gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, giám sát doanh thu. Thậm chí ảnh hưởng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Quy định cấm làm giả hóa đơn và không truyền dữ liệu đến cơ quan thuế

Quy định mới trong Nghị định 70 2025 về sử dụng hóa đơn

Ngoài các nội dung đã nêu, Nghị định 70 2025 còn bổ sung nhiều điểm mới quan trọng. Đặc biệt là trong việc sử dụng hóa đơn mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý. Trong đó bao gồm:

  • Bổ sung quy định cho phép nhà cung cấp nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) tham gia hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh số hoặc cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam được tự nguyện đăng ký và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định pháp luật.
  • Bổ sung quy định về loại hóa đơn thương mại điện tử. Hóa đơn này phục vụ các giao dịch xuyên biên giới hoặc môi trường thương mại điện tử. Thông qua đó chuẩn hóa việc ghi nhận doanh thu. Đồng thời xác định nghĩa vụ thuế phù hợp với đặc thù hoạt động trên nền tảng số.
  • Hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng hóa đơn GTGT đối với doanh nghiệp chế xuất. Thông qua đó giúp giải quyết các vướng mắc trong việc kê khai, hạch toán. Hỗ trợ xác định thuế đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất.
  • Quy định nguyên tắc sử dụng hóa đơn đối với các trường hợp bán tài sản công. Từ đó đảm bảo minh bạch, công khai trong các giao dịch mang tính đặc thù. Đặc biệt là giao dịch liên quan đến tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Bãi bỏ một số quy định liên quan đến hóa đơn, chứng từ kể từ ngày 01/6/2025

Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định bãi bỏ hàng loạt quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP liên quan đến quản lý hóa đơn và chứng từ, nhằm tinh giản thủ tục hành chính, loại bỏ quy định không còn phù hợp với thực tiễn triển khai hóa đơn điện tử toàn diện. Cụ thể, các quy định bị bãi bỏ bao gồm:

  • Không còn áp dụng các thủ tục liên quan đến hủy hóa đơn/chứng từ trong một số trường hợp. Từ đó phù hợp với lộ trình điện tử hóa toàn bộ quá trình xử lý dữ liệu hóa đơn.
  • Bãi bỏ quy định hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống. Tại đây sẽ bãi bỏ các nội dung riêng biệt dành cho nhóm đối tượng này. Thông qua đó tích hợp vào quy định chung về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.
  • Bãi bỏ quy định về định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN. Điều này do thay đổi phương thức quản lý và báo cáo thuế thu nhập cá nhân. Khi đó quy định định dạng riêng cho chứng từ khấu trừ TNCN không còn phù hợp.
  • Bãi bỏ các hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức, cá nhân được phép ủy quyền lập biên lai. Thông qua đó chuyển đổi sang hệ thống hóa đơn điện tử toàn diện.
  • Bãi bỏ quy định về việc dừng kết nối hệ thống. Bao gồm kết nối của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
  • Loại bỏ các mốc thời gian cố định thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử. Từ đóthay thế bằng hình thức kết nối, truyền nhận dữ liệu theo thời gian thực (real-time).
  • Bãi bỏ quy định về công bố địa chỉ thư điện tử. Đồng thời bãi bỏ số điện thoại phục vụ việc cung cấp thông tin hóa đơn điện tử. Được thay thế bằng cơ chế tra cứu tự động trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
  • Bão bảo quy định về trách nhiệm đảm bảo triển khai và vận hành hệ thống tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử. Được điều chỉnh tích hợp vào các quy định kỹ thuật và hướng dẫn triển khai hệ thống hóa đơn điện tử.

Bãi bỏ một số quy định liên quan đến hóa đơn, chứng từ kể từ ngày 01/6/2025

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Tại Điều 1 của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, Chính phủ đã bổ sung, làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Các quy định này được áp dụng cho cả cơ quan thuế, cán bộ công chức. Ngoài ra là tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các bên liên quan. Cụ thể như sau:

Đối với công chức thuế:

  • Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Đặc biệt trong quá trình mua hóa đơn, chứng từ hoặc thực hiện các thủ tục liên quan.
  • Bao che, thông đồng hoặc tiếp tay cho các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp.
  • Nhận hối lộ trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hóa đơn, chứng từ.

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh và các bên liên quan:

  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Trong đó bao gồm việc làm giả hóa đơn, chứng từ nhằm trốn thuế hoặc gian lận thuế.
  • Cản trở công chức thuế thực hiện nhiệm vụ công vụ. Trong đó bao gồm cả hành vi gây rối, không hợp tác trong thanh tra, kiểm tra.
  • Đưa hối lộ hoặc lợi dụng hóa đơn, chứng từ để trục lợi bất chính.
  • Truy cập trái phép, can thiệp, làm sai lệch hoặc phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ. Từ đó ảnh hưởng đến an toàn hệ thống dữ liệu ngành thuế.
  • Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế theo quy định. Từ đó gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi tốt với Nghị định 70 2025?

Để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định mới về hóa đơn điện tử theo Nghị định 70 2025, doanh nghiệp cần chủ động đánh giá, nâng cấp hệ thống hóa đơn, chuẩn hóa quy trình vận hành và đào tạo nhân sự liên quan. Dưới đây là các bước quan trọng cần triển khai:

Rà soát và nâng cấp phần mềm hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp cần kiểm tra toàn diện hệ thống hóa đơn điện tử hiện tại. Thông qua đó xác định khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý mới. Đặc biệt khi một số phần mềm hiện tại không đáp ứng được các tiêu chí nêu trên. Lúc này doanh nghiệp cần lập kế hoạch nâng cấp hoặc chuyển đổi hệ thống trước thời điểm Nghị định70/2025/NĐ-CP có hiệu lực. Thông qua đó tránh rủi ro gián đoạn hoạt động hoặc bị xử phạt hành chính.

Một số nội dung trọng yếu bao gồm:

  • Kết nối dữ liệu trực tiếp với cơ quan thuế. Đặc biệt đối với hóa đơn phát hành qua máy tính tiền trong các lĩnh vực bán lẻ, ăn uống.
  • Ghi nhận đầy đủ thông tin đặc thù theo ngành nghề
    • Hành trình vận tải đối với lĩnh vực logistics
    • Dữ liệu doanh thu, trừ chiết khấu, thưởng trong ngành casino, trò chơi điện tử có thưởng.
    • Các chỉ tiêu riêng của ngành dịch vụ ăn uống, bảo hiểm, vận tải hành khách…

Rà soát và nâng cấp phần mềm hóa đơn điện tử

Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự

Việc thay đổi quy định không chỉ ảnh hưởng đến phần mềm. Nó còn tác động đến quy trình nghiệp vụ kế toán – thuế. Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho từng nhóm chức năng. Kết hợp lý thuyết và thực hành, sử dụng tình huống mô phỏng. Từ đó đảm bảo nhân sự hiểu và sẵn sàng thực hiện đúng khi quy định mới có hiệu lực.

Cụ thể doanh nghiệp cần lưu ý như sau;

  • Bộ phận kế toán: Hiểu rõ thời điểm bắt buộc lập hóa đơn mới. Ví dụ lập hóa đơn trong vòng 1 ngày kể từ ngày giao hàng. Hoặc sau khi hoàn thành thủ tục thông quan đối với xuất khẩu.
  • Nhân viên kinh doanh: Nắm rõ cách xử lý hóa đơn trong các ngành nghề đặc thù. Ví dụ như bảo hiểm, dịch vụ ăn uống, vận tải.
  • Ban quản lý: Có khả năng theo dõi, giám sát tiến độ. Cùng với đó là trạng thái truyền dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Thông qua đó ngăn ngừa vi phạm các quy định cấm.

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử

Đối với doanh nghiệp sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử từ bên thứ ba, cần chủ động

  • Liên hệ xác nhận việc cập nhật phần mềm theo các tiêu chí của Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Ví dụ như khả năng tích hợp biên lai thuế, phí vào hóa đơn, ghi nhận thời gian thực, tích hợp máy tính tiền…
  • Yêu cầu cung cấp bản thử nghiệm hoặc tài liệu kỹ thuật chi tiết. Từ đó đánh giá tính tương thích với quy trình nội bộ trước khi triển khai chính thức.
  • Đảm bảo có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật kịp thời. Đặc biệt trong suốt quá trình chuyển đổi và vận hành hệ thống mới.

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử

Chuẩn hóa quy trình nội bộ liên quan đến hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp cần thiết lập hoặc điều chỉnh quy trình quản lý hóa đơn để phù hợp với quy định mới, bao gồm:

  • Thiết lập hệ thống cảnh báo, nhắc lịch tự động cho thời điểm lập hóa đơn. Tất cả đều được căn cứ kỹ càng theo từng ngành nghề đặc thù. Ví dụ như casino phải lập hóa đơn trong vòng 24 giờ sau khi ghi nhận doanh thu.
  • Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Trong đó bao gồm bộ phận kế toán, kinh doanh và công nghệ thông tin. Từ đó đảm bảo việc lập, ký số và truyền dữ liệu hóa đơn đúng thời hạn đến cơ quan thuế.
  • Tuân thủ quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử, đảm bảo đúng định dạng chuẩn XML. Ngoài ra là thời gian lưu trữ tối thiểu 10 năm và sẵn sàng phục vụ cho mọi việc. Đặc biệt là việc kiểm tra, đối chiếu hoặc thanh tra thuế.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết và điểm mới về Nghị định 70 2025. Cùng với đó là khái niệm tóm tắt và những điều cần làm để doanh nghiệp thích nghi tốt với nghị định. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo