4.7/5 - (314 bình chọn)

Theo thời gian sử dụng, giá trị của tài sản cố định trong doanh nghiệp sẽ bị hao mòn đi. Lúc này, Kế toán viên sẽ luôn phải thực hiện giam sát sự hao mòn và thực hiện hạch toán. Tại đây việc hạch toán hao mòn tài sản sẽ được thực hiện với tài khoản 214. Việc hạch toán này không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp lý. Nó còn giúp xác định giá trị thực tế của các tài sản trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn hướng dẫn hạch toán hao mòn tài sản cố định chi tiết. Cùng với đó là lưu ý khi thực hiện hạch toán

Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định là gì?

Trước khi tìm hiểu quy trình hạch toán hao mòn tài sản cố định thì cần biết về tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định. Tài khoản 214 là tài khoản dùng để ghi nhận sự hao mòn của tài sản cố định. Mục đích của tài khoản này là phản ánh sự giảm sút giá trị của các tài sản cố định. Sự giảm sút này thường do quá trình sử dụng, hao mòn và khấu hao theo thời gian. Các tài sản cố định thường xuyên chịu sự hao mòn bao gồm máy móc, thiết bị. Ngoài ra là công trình xây dựng, phương tiện vận chuyển và các tài sản tương tự khác.

Tài khoản hao mòn tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong công tác kế toán. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá mức độ hao mòn của tài sản cố định. Tất cả đều được xác định chi tiết và chính xác qua từng kỳ kế toán. Việc ghi nhận và phân bổ chi phí hao mòn một cách hợp lý rất quan trọng. Nó sẽ giúp xác định chính xác giá trị còn lại của tài sản tại từng thời điểm nhất định.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo phản ánh đầy đủ. Cùng với đó đưa ra chính xác giá trị thực tế của các tài sản cố định. Thông qua đó đưa ra các quyết định tài chính hợp lý và hiệu quả. Hơn nữa, việc phân bổ hao mòn đều đặn giúp giảm thiểu tác động tài chính không đồng đều. Ngoài ra nó giúp duy trì sự minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định là gì?

Cấu trúc tài khoản 214 gồm những gì?

Một trong những yếu tố quan trọng cần nắm rõ trước khi hạch toán hao mòn tài sản cố định đó là cấu trúc tài khoản 214. Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ được sử dụng để ghi nhận sự thay đổi về giá trị của các tài sản cố định trong quá trình sử dụng và trích khấu hao. Cụ thể, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

  • Bên Nợ: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) giảm. Trong đó bao gồm các trường hợp như TSCĐ, BĐSĐT thanh lý, nhượng bán, điều động. Tất cả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoặc góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác.
  • Bên Có: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ và BĐSĐT tăng. Điều này do các khoản trích khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư trong kỳ.
  • Số dư bên Có: Phản ánh hao mòn lũy kế của TSCĐ và BĐSĐT còn lại của doanh nghiệp. Tất cả được tính tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

Cấu trúc tài khoản 214 gồm những gì?

Các tài khoản cấp 2 khi hạch toán hao mòn tài sản cố định

Để hạch toán hao mòn tài sản cố định, tài khoản 214 được chia thành bốn tài khoản cấp 2. Thông qua tài khoản cấp 2, doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết từng loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư. Từ đó giúp việc quản lý tài sản và tính toán khấu hao trở nên minh bạch. Đồng thời đảm bảo việc khấu hao hiệu quả hơn trong công tác kế toán. Cụ thể:

  • Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình: Ghi nhận hao mòn của các tài sản hữu hình. Hao mòn này được ghi nhận chi tiết và đầy đủ trong suốt quá trình sử dụng. Trong đó bao gồm các khoản trích khấu hao theo quy định. Cùng với đó là khoản tăng, giảm hao mòn khác liên quan đến TSCĐ hữu hình.
  • Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh hao mòn tài sản cố định thuê tài chính. Trong đó bao gồm các khoản trích khấu hao và những khoản tăng hao mòn. Cùng với đó là khoản giảm hao mòn liên quan đến TSCĐ thuê tài chính.
  • Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình: Ghi nhận giá trị hao mòn của tài sản cố định vô hình. Những hao mòn này được ghi nhận chi tiết và đầy đủ trong quá trình sử dụng. Trong đó bao gồm các khoản trích khấu hao theo quy định. Cùng với đó là các khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình.
  • Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư trong quá trình cho thuê hoạt động, cùng với các khoản tăng, giảm hao mòn khác liên quan đến BĐSĐT.

Các tài khoản cấp 2 khi hạch toán hao mòn tài sản cố định

Hướng dẫn hạch toán hao mòn tài sản cố định cho từng trường hợp

Định kỳ trích khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất, kinh doanh

Một số doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Cùng với đó là trích khấu hao cho hoạt động quản lý hoặc bán hàng. Lúc này kế toán thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (nếu có)
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu có)
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (chi tiết theo TK cấp 2 tương ứng như 2141, 2143…)

Trường hợp điều chuyển TSCĐ nội bộ trong doanh nghiệp

Một số hoạt động điều chuyển tài sản cố định giữa các bộ phận nội bộ. Các bộ phận nội bộ này không có tư cách pháp nhân độc lập (hạch toán phụ thuộc). Khi đó doanh nghiệp thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (theo nguyên giá tài sản điều chuyển)
  • Có TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu điều chuyển giữa các đơn vị nội bộ)
  • Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu có liên quan đến góp vốn điều chuyển)
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (ghi nhận phần giá trị hao mòn lũy kế của tài sản điều chuyển)

Trường hợp điều chuyển TSCĐ nội bộ trong doanh nghiệp

Hạch toán hao mòn tài sản cố định cho BĐSĐT cho thuê

Một số tài sản được phân loại là bất động sản đầu tư (BĐSĐT). Đồng thời được sử dụng cho mục đích cho thuê hoạt động. Lúc này khi trích khấu hao định kỳ, kế toán thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết theo chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư)
  • Có TK 2147 – Hao mòn Bất động sản đầu tư (BĐSĐT)

Xử lý giảm tài sản cố định và bất động sản đầu tư

Theo thời gian, một số tài sản cố định hoặc bất động sản đầu tư bị giảm. Những tài sản này bị giảm giá trị thườngdo thanh lý, nhượng bán, hư hỏng…. Lúc này kế toán cần đồng thời thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định và bất động sản đàu tư. Việc hạch toán cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể. Thông qua đó xác định kết quả tài chính chính xác. Cụ thể như sau:

  • Ghi giảm nguyên giá tài sản thông qua các tài khoản. Trong đó bao gồm TK 211 (TSCĐ hữu hình), TK 213 (TSCĐ vô hình), TK 217 (BĐS đầu tư)
  • Ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế đã trích trước đó bằng:
    • Có TK 211, 213, 217 – Ghi giảm nguyên giá
    • Nợ TK 214 – Ghi giảm phần hao mòn đã tích lũy

Xử lý giảm tài sản cố định và bất động sản đầu tư

Hạch toán khấu hao TSCĐ phục vụ công việc sự nghiệp

Một số tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động không mang tính thương mại. Ví dụ như dự án, hoạt động sự nghiệp công lập. Lúc này khấu hao tài sản cố định được thực hiện vào cuối năm tài chính. Kế toán thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Hạch toán khấu hao tài sản cố định cho văn hóa, phúc lợi

Một số tài sản cố định được sử dụng phục vụ mục đích văn hóa hoặc phúc lợi. Lúc này doanh nghiệp thực hiện ghi nhận hao mòn tài sản vào cuối năm tài chính. Việc ghi nhận này phản ánh chi phí hao mòn của tài sản phục vụ phúc lợi xã hội. Đồng thời đảm bảo theo dõi đúng nguồn hình thành tài sản cố định. Cụ thể doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Hạch toán hao mòn tài sản cố định khi có sự thay đổi

Một số doanh nghiệp có sự điều chỉnh về phương pháp hoặc thời gian khấu hao tài sản cố định. Theo thời gian nó sẽ dẫn đến chênh lệch số khấu hao so với mức đã trích trước đó. Khi đó kế toán thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

Trường hợp mức khấu hao tăng thêm:

  • Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tương ứng với phần chênh lệch tăng khấu hao
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (chi tiết theo TK cấp 2 phù hợp)

Trường hợp mức khấu hao giảm:

  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (chi tiết theo TK cấp 2 phù hợp)
  • Có các TK 623, 627, 641, 642 (phản ánh phần chênh lệch giảm khấu hao được điều chỉnh lại vào chi phí)

Hạch toán hao mòn tài sản cố định khi có sự thay đổi

Điều chỉnh giá trị tài sản khi xác định giá trị doanh nghiệp

Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, thường áp dụng trong cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu, doanh nghiệp cần đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải ghi chi tiết chênh lệch theo từng tài sản cố định. Cụ thể:

  • Chênh lệch tăng giá trị còn lại của TSCĐ:
    • Ghi nhận vào Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  • Chênh lệch giảm giá trị còn lại của TSCĐ:
    • Ghi nhận vào Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Cách hạch toán cụ thể:

  • Trường hợp TSCĐ được đánh giá lại tăng so với sổ sách kế toán:
    • Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ (phần giá trị tăng)
    • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn tương ứng với giá trị tăng)
    • Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch tăng giá trị còn lại)
  • Trường hợp TSCĐ được đánh giá lại giảm so với sổ sách kế toán:
    • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giảm hao mòn)
    • Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch giảm giá trị còn lại)
    • Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ (phần giá trị giảm)
  • Sau khi điều chỉnh, doanh nghiệp trích khấu hao theo nguyên giá mới.

Lưu ý: Thời điểm bắt đầu trích khấu hao tài sản được đánh giá lại là từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Bàn giao tài sản khi cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc

Khi đơn vị phụ thuộc tiến hành cổ phần hóa và thực hiện bàn giao tài sản cố định cho công ty cổ phần mới, căn cứ trên biên bản bàn giao và chứng từ liên quan. Lúc này kế toán ghi nhận và hạch toán hao mòn tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (theo giá trị còn lại của TSCĐ)
  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần đã trích khấu hao)
  • Có TK 211 – TSCĐ hữu hình / TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá tài sản bàn giao)

Bàn giao tài sản khi cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc

Những lưu ý khi thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định một cách chính xác

Việc xác định đúng loại tài sản cố định đóng vai trò cốt lõi trong công tác kế toán. Nó không chỉ đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo tài chính. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính khấu hao và phân bổ chi phí phù hợp. Vì thế doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm và mục đích sử dụng của tài sản. Sau đó kế toán phải phân loại rõ ràng để áp dụng tài khoản hạch toán hào mòn tài sản cố định. Cụ thể:

  • Tài sản cố định hữu hình: sử dụng TK 2141
  • Tài sản cố định thuê tài chính: sử dụng TK 2142
  • Tài sản cố định vô hình: sử dụng TK 2143
  • Bất động sản đầu tư: sử dụng TK 2147

Tuân thủ phương pháp khấu hao đã lựa chọn

Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp khấu hao phù hợp. Ví dụ đường thẳng, số dư giảm dần, theo sản lượng… Phương pháp này phải được xác định ngay khi ghi nhận tài sản. Sau khi lựa chọn, phương pháp này phải được duy trì nhất quán trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Ngoại trừ trường hợp có lý do hợp lý và được phê duyệt theo quy định pháp luật kế toán. Việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tính ổn định. Cùng với đó là đồng bộ và độ tin cậy của thông tin tài chính.

Những lưu ý khi thực hiện hạch toán hao mòn tài sản cố định

Theo dõi chi tiết tài sản trong quá trình sử dụng

Mỗi tài sản cố định phải được ghi nhận đầy đủ các thông tin. Trong đó bao gồm nguyên giá, thời gian sử dụng, mức khấu hao hàng kỳ. Ngoài ra là giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Việc theo dõi chi tiết giúp:

  • Đảm bảo tính chính xác khi trích khấu hao;
  • Quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản;
  • Đánh giá đúng giá trị tài sản tại từng thời điểm;
  • Thuận tiện trong việc kiểm kê, bảo dưỡng và xử lý khi tài sản bị hư hỏng, thanh lý hoặc chuyển nhượng.

Xem thêm:

Trên đây là hướng dẫn hạch toán hao mòn tài sản cố định chi tiết cho từng trường hợp. Cùng với đó là cấu trúc tài khoản hạch toán và những lưu ý khi thực hiện. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo