Trong doanh nghiệp, tiền lương là cầu nối đảm bảo quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động. Đây là khoản có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Ngoài ra, tiền lương được tính chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều nhân viên kế toán mới vào vẫn chưa nắm rõ cách tính những khoản tiền lương này. Hiểu được điều này, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn cách tính lương cơ bản công nhân cho từng trường hợp trong bài viết này. Cùng với đó là nguyên tắc trả lương theo quy định hiện hành
Tiền lương cơ bản của công nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu cách tính lương cơ bản công nhân thì cần biết tiền lương cơ bản của công nhân là gì. Tiền lương cơ bản là khoản tiền doanh nghiệp chi trả dựa trên thời gian làm việc của người lao động. Mức lương này có thể được tính theo giờ, tháng hoặc năm. Điều này tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Nói một cách đơn giản, lương cơ bản là khoản tiền doanh nghiệp trả cho nhân viên. Thông qua đó nhân viên và người lao động thực hiện công việc cụ thể mà họ được giao. Đây là mức lương tiêu chuẩn được xác định dựa trên công việc. Cùng với đó là chức danh của nhân viên trong công ty.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, mức lương cơ bản còn là căn cứ đóng bảo hiểm. Tại đây tiền lương sẽ được phục vụ để tính toán các khoản bảo hiểm xã hội. Điều này có nghĩa là, người lao động phải hoàn thành đầy đủ các công việc được giao. Đồng thời đạt được các mục tiêu công việc mà doanh nghiệp đề ra trong hợp đồng lao động. Lúc này, người lao động mới được hưởng lương cơ bản đầy đủ
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lương cơ bản không bao gồm một số khoản phụ trợ khác, chẳng hạn như:
- Các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tiền thưởng theo hiệu quả công việc
- Hoa hồng từ việc bán hàng hoặc các giao dịch kinh doanh
- Các lợi ích khác như lựa chọn cổ phiếu hoặc các phúc lợi bổ sung từ công ty.
Căn cứ phục vụ cách tính lương cơ bản công nhân
Việc thực hiện cách tính lương cơ bản công nhân cần dựa trên hệ thống căn cứ rõ ràng. Tất cả cần phải đảm bảo minh bạch, đúng quy định pháp luật. Đồng thời phù hợp với chính sách nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm:
- Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Quy định mức lương cơ bản, hình thức trả lương, thời gian làm việc. Ngoài ra là quyền lợi liên quan của người lao động.
- Bảng chấm công ghi nhận thời gian làm việc thực tế trong kỳ. Bao gồm ngày công, giờ làm thêm, nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ lễ…
- Biên bản nghiệm thu công việc hoặc bảng thống kê sản lượng. Biển bản này dành cho doanh nghiệp trả lương theo hình thức khoán hoặc theo sản phẩm. Đây là cơ sở để xác định số lượng công việc hoàn thành.
- Quy chế tiền lương, thưởng và chính sách phúc lợi. Quy chế này do doanh nghiệp quy định chi tiết về cách tính lương, thưởng, phụ cấp. Ngoài ra là các chế độ đãi ngộ và mức hỗ trợ khác cho người lao động.
- Mức lương tối thiểu vùng là mức lương sàn do Chính phủ quy định hằng năm. Đây là căn cứ để doanh nghiệp không trả lương thấp hơn
- Tỷ lệ trích nộp và khấu trừ theo quy định pháp luật. Trong đó bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế TNCN. Tất cả được trừ trực tiếp từ tiền lương trước khi chi trả cho người lao động.
- Mức lương đóng bảo hiểm là căn cứ để doanh nghiệp và người lao động thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Chúng thường được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Vai trò của việc thực hiện cách tính lương cơ bản công nhân
Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động
Tiền lương không chỉ là khoản thu nhập chính giúp người lao động trang trải cuộc sống. Nó còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng về tinh thần, trách nhiệm và giá trị cá nhân. Vì thế việc thực hiện cách tính lương cơ bản công nhân sẽ đảm bảo những quyền lợi sau đối với người lao động
- Tiền lương là công cụ tài chính thiết yếu để người lao động chi trả các nhu cầu. Bao gồm nhu cầu sinh hoạt như ăn uống, nhà ở, y tế, giáo dục và chi tiêu khác. Đây là cơ sở để đảm bảo an sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Mức lương phù hợp là yếu tố then chốt thúc đẩy sự nỗ lực. Cùng với thúc đẩy tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Một chế độ lương công bằng, hợp lý sẽ góp phần tạo động lực, tăng hiệu suất lao động.
- Tiền lương phản ánh trực tiếp năng lực, trình độ chuyên môn nhân viên. Cùng với đó là mức độ đóng góp của mỗi cá nhân. Đây là cơ sở để người lao động đánh giá sự ghi nhận từ phía doanh nghiệp
Ý nghĩa của tiền lương đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố chiến lược quản trị nguồn nhân lực và quản lý chi phí. Cụ thể việc thực hiện chính sách cách tính lương cơ bản công nhân sẽ đem lại những lợi ích sau với doanh nghiệp:
- Tiền lương chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng chính sách tiền lương minh bạch, hợp lý cực kì quan trọng. Nó sẽ giúp đảm bảo hiệu quả tài chính và cân đối ngân sách.
- Một hệ thống lương thưởng cạnh tranh và hợp lý góp phần ổn định đội ngũ lao động. Thông qua đó giảm tình trạng nghỉ việc hàng loạt đang xảy ra ngày càng phổ biến. Đồng thời giúp duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh ổn định.
- Chế độ tiền lương là một trong những yếu tố quyết định khả năng thu hút nhân sự. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút được người lao động có trình độ cao. Đồng thời hạn chế chi phí phát sinh từ việc tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự mới.
Các cách tính lương cơ bản công nhân cho từng trường hợp
Phương pháp tính lương cơ bản theo giờ làm
Cách tính lương cơ bản công nhân theo giờ là cách tính số tiền mà người lao động nhận được cho mỗi giờ làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Một số trường hợp hợp đồng lao động xác định mức lương theo tháng, tuần hoặc ngày. Lúc này có thể tính lương theo giờ bằng cách chia lương ngày cho số giờ làm việc chuẩn. Tất cả căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019.
Công thức tính lương theo giờ
Lương tháng = Lương thỏa thuận / Số giờ làm việc trong tháng × Số ngày công thực tế
Một số doanh nghiệp quy định số ngày làm việc cố định là 26 ngày trong tháng. Lúc này công thức tính lương theo tháng sẽ là:
Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 × Số ngày công thực tế
Bên cạnh đó, khi tính lương theo thời gian, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:
- Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
- Nếu làm theo giờ, ngày hoặc tuần, tổng số giờ làm việc không vượt quá 10 giờ/ngày. Đồng thời không vượt quá tối đa 48 giờ/tuần.
- Các công việc nặng nhọc, độc hại bị giới hạn ở mức 6 giờ/ngày.
Ví dụ cụ thể
- Giả sử anh A có mức lương 300.000 VND/ngày và làm 8 giờ mỗi ngày. Lương theo giờ sẽ được tính băng cách 300.000 VND / 8 giờ = 37.500 VND/giờ.
- Nếu anh A làm 6 giờ/ngày, lương của anh sẽ là 37.500 VND × 6 giờ = 225.000 VND.
Cách tính lương cơ bản công nhân theo tháng
Lương theo tháng là khoản tiền mà người lao động nhận được trong một kỳ lương cố định hàng tháng. Nó có thể thanh toán một lần hoặc hai lần tùy theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Hai bên sẽ thống nhất về thời điểm chi trả vào các chu kỳ xác định trong tháng. Tại đây cách tính lương cơ bản công nhân theo tháng gồm như sau:
Công thức tính lương theo tháng
Lương tháng = [(Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có)) / 26] × Số ngày làm việc thực tế
Ví dụ:
- Giả sử một doanh nghiệp quy định số ngày làm việc chuẩn là 22 ngày trong tháng. Nhân viên A có mức lương thỏa thuận 10 triệu đồng/tháng và làm từ thứ Hai đến thứ Bảy. Tháng 9/2024 có 30 ngày, trong đó 26 ngày làm việc và 4 ngày nghỉ cuối tuần.
- Lương của A được tính như sau: 10.000.000 VND / 26 × 22 = 8.461.538 VND.
- Nếu nhân viên A nghỉ một ngày, lương sẽ được điều chỉnh tương ứng với số ngày nghỉ. Thông qua đó giúp việc tính toán trở nên dễ dàng và minh bạch.
Phương pháp tính lương cơ bản công nhân theo tuần
Cách tính lương cơ bản công nhân theo tuần là cách tính toán lương dựa trên chu kỳ 7 ngày. Sau khi hoàn thành một tuần làm việc, lương sẽ được chi trả cho người lao động. Thông qua đó giúp họ đáp ứng các chi phí sinh hoạt hàng tuần. Cụ thể cách tính toán lương cơ bản theo tuần gồm như sau:
Công thức tính lương theo tuần:
Lương tuần = (Lương tháng × 12 tháng) / 52 tuần
Ví dụ: Giả sử mức lương tháng của bạn là 7.000.000 VND và công ty trả lương theo tuần. Lương tuần sẽ được tính như sau: (7.000.000 VND × 12) / 52 = 1.615.385 VND. Vậy, lương tuần của bạn sẽ là khoảng 1.615.385 VND.
Cách tính lương cơ bản công nhân theo ngày
Cách tính lương cơ bản công nhân theo ngày thường áp dụng cho những công việc có tính chất ngắn hạn hoặc công việc theo ngày. Lương được xác định và trả ngay sau khi hoàn thành công việc trong một ngày.
Công thức tính lương theo ngày
Lương cho 1 ngày = Lương tuần / Số ngày làm việc trong tuần.
Số ngày làm việc trong tuần sẽ theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nghỉ ít nhất một ngày liên tục trong tuần. Thông thường, số ngày làm việc ở hầu hết các công việc là 6 ngày/tuần. Tuy nhiên. một số công ty có ngày nghỉ vào thứ 7 và Chủ nhật. Lúc này số ngày làm việc có thể giảm xuống còn 5 ngày.
Một số doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương sau khi nghiệm thu công việc. Lúc này công thức tính lương theo ngày sẽ là:
Lương cho 1 ngày = Lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng.
Ví dụ:
- Giả sử bạn có mức lương tháng là 9.000.000 VND và số ngày làm việc trong tháng là 22 ngày. Tính lương cho một ngày làm việc sẽ là: 9.000.000 VND / 22 = 409.091 VND/ngày.
- Bạn làm việc tại một công ty khác với lương tuần là 2.000.000 VND. Cùng với đó là số ngày làm việc trong tuần là 5 ngày. Lương cho một ngày làm việc sẽ là: 2.000.000 VND / 5 = 400.000 VND/ngày.
Phương pháp tính tiền lương cơ bản theo sản phẩm
Theo quy định tại Điều 97 Bộ Luật Lao động 2019, cách tính lương cơ bản công nhân theo sản phẩm được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một số trường hợp công việc kéo dài qua nhiều tháng. Lúc này người lao động sẽ được tạm ứng lương hàng tháng. Mức tạm ứng sẽ dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành trong từng tháng.
Công thức tính lương chung theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá sản phẩm × Số lượng sản phẩm hoàn thành
Công thức tính lương cơ bản này sẽ có sự thay đổi vào cách thức thực hiện công việc. Cụ thể lương theo sản phẩm có thể được tính theo các phương thức khác nhau như sau:
- Lương sản phẩm trực tiếp cá nhân:
- Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành × Đơn giá sản phẩm
- Trong đó, đơn giá sản phẩm là mức tiền trả cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành.
- Lương sản phẩm tập thể:
- Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành bởi tập thể × Đơn giá sản phẩm
- Phương pháp này áp dụng khi một nhóm nhân viên cùng hoàn thành một khối lượng công việc. Đồng thời được trả lương dựa trên tổng số sản phẩm hoàn thành.
- Lương sản phẩm gián tiếp:
- Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm phục vụ × Số lượng sản phẩm mà công nhân đạt được
- Đây là trường hợp tính lương cho những công việc gián tiếp. Ví dụ như hỗ trợ sản xuất, bảo trì máy móc, v.v.
- Lương sản phẩm có thưởng:
- Lương sản phẩm = Lương sản phẩm cơ bản + [(Tỷ lệ phần trăm thưởng × Tỷ lệ hoàn thành vượt mức sản lượng) / 100 × Lương sản phẩm cơ bản]
- Phương pháp này áp dụng khi có các khoản thưởng bổ sung. Khoản thưởng này áp dụng cho việc hoàn thành sản lượng vượt mức yêu cầu.
Cách tính tiền lương cơ bản công nhân theo doanh thu
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về cách tính lương cơ bản công nhân dựa trên doanh thu. Điều này do cách tính lương cơ bản thường phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Ví dụ như vị trí công việc, chỉ tiêu cá nhân, và tính chất công việc của từng nhân viên. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng chính sách tính lương và thưởng riêng. Điều này tùy thuộc vào hiệu quả làm việc và đóng góp của nhân viên.
Một số hình thức tính lương và thưởng dựa trên doanh thu bao gồm:
- Nhân viên nhận tiền thưởng tùy theo doanh thu cá nhân đạt được.
- Thưởng cho nhóm nhân viên dựa trên doanh thu chung của cả nhóm.
- Thưởng theo các chỉ tiêu phát triển thị trường, công nợ, hoặc các mục tiêu kinh doanh khác.
Công thức tính lương thưởng dựa trên doanh thu:
- Lương theo doanh thu = Lương cứng (được thỏa thuận trước) + Lương thưởng theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
- Trong đó, lương cứng là mức lương cố định hàng tháng. Mức lương này nhân viên nhận được theo thỏa thuận ban đầu.
Ví dụ:
Giả sử chị B là nhân viên kinh doanh tại công ty với lương cứng hàng tháng là 7 triệu đồng. Theo chính sách của công ty, chị đạt doanh số tối thiểu là 100 triệu đồng. Lúc này chị sẽ nhận được thêm 5% hoa hồng trên phần doanh số vượt mức tối thiểu đó. Tháng này, chị B đạt doanh số 150 triệu VND.
Lương của chị B sẽ được tính như sau:
- Lương cứng: 7.000.000 VND
- Doanh số vượt mức tối thiểu: 150 triệu – 100 triệu = 50 triệu VND
- Tiền thưởng theo doanh số: 50 triệu × 5% = 2.500.000 VND
- Tổng lương của chị B = 7.000.000 VND + 2.500.000 VND = 9.500.000 VND
Cách tính lương cơ bản công nhân theo dạng khoán
Tiền lương khoán là cách tính lương cơ bản công nhân dựa trên một mức lương cố định được xác định trước cho một công việc cụ thể. Lương khoán phụ thuộc vào khối lượng, chất lượng công việc. Cùng với đó thời gian hoàn thành công việc đã được thỏa thuận từ trước. Phương pháp tính lương khoán có thể được áp dụng trong các công việc đặc thù. Những công việc này cần đạt được chất lượng và tiến độ nhất định. Tuy nhiên vẫn tạo điều kiện cho người lao động có sự linh hoạt trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Công thức tính lương khoán:
Lương khoán = Mức lương khoán × Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Ví dụ:
- Giả sử công ty thuê anh A sửa chữa hệ thống điện văn phòng. Mức lương khoán là 10 triệu VND trong vòng 5 ngày, yêu cầu đảm bảo an toàn điện. Tỷ lệ % hoàn thành công việc của anh A là 90%.
- Lương khoán = 10.000.000 VND × 90% = 9.000.000 VND
- Trong trường hợp này, anh A chỉ hoàn thành 90% công việc. Tuy nhiên anh vẫn sẽ nhận mức lương là 9.000.000 VND.
Cách tính lương cơ bản công nhân trong trường hợp đặc biệt
Cách tính lương làm thêm vào ngày lễ, Tết
Trong các ngày lễ, Tết, người lao động làm việc, mức lương làm thêm sẽ cao nhất. Thông thường ít nhất là 300% so với mức lương cơ bản của một ngày làm việc. Đây là quy định nhằm đền bù cho công sức lao động vào những ngày nghỉ lễ. Thông qua đó giúp người lao động cảm thấy công bằng và có động lực làm việc. Điều này đảm bảo đền bù thỏa đáng khi phải làm việc vào các ngày lễ, tết. Từ đó giúp duy trì sự công bằng trong chính sách đãi ngộ nhân viên của doanh nghiệp.
Cách tính lương cơ bản công nhân làm thêm vào ngày lễ, Tết:
Lương làm thêm vào ngày lễ, Tết = Lương cơ bản của ngày * 300%
Ví dụ:
- Giả sử chị Ngọc có mức lương cơ bản là 11.700.000 VNĐ cho 26 ngày công trong tháng.
- Lương cơ bản của ngày = 11.700.000 VNĐ / 26 = 450.000 VNĐ
- Lương làm thêm vào ngày lễ, Tết = 450.000 VNĐ * 300% = 1.350.000 VNĐ
- Khi chị Mai làm việc vào ngày lễ, Tết, chị sẽ nhận được 1.350.000 VNĐ cho mỗi ngày làm việc.
Phương pháp tính lương làm thêm ngày thường
Đối với những giờ làm thêm vào ngày thường, người lao động sẽ nhận mức lương cao hơn mức lương cơ bản. Theo quy định, lương làm thêm vào ngày thường sẽ được tính là 150%. Tỷ lệ này được tính so với mức lương của một ngày làm việc bình thường. Cách tính này giúp đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc trả lương cho các nhân viên làm việc ngoài giờ hành chính.
Doanh nghiệp thường áp dụng cách tính lương cơ bản công nhân khi làm thêm ngày thường sau:
Công thức tính lương làm thêm vào ngày thường:
- Lương làm thêm 1 giờ vào ngày thường = (Lương cơ bản của ngày * 150%) / 8
- Lương cơ bản của ngày là mức lương tính cho một ngày làm việc. Mức lương này được xác định dựa trên số ngày làm việc trong tháng. Thông hường số ngày làm việc theo tháng là 26 ngày công.
Ví dụ:
- Giả sử chị Mai có mức lương cơ bản là 10.000.000 VNĐ cho 26 ngày công trong tháng.
- Lương cơ bản của ngày = 10.000.000 VNĐ / 26 = 384.615 VNĐ
- Lương làm thêm 1 giờ vào ngày thường = (384.615 VNĐ * 150%) / 8 = 72.155 VNĐ
- Do đó, lương làm thêm của chị Mai cho mỗi giờ làm việc ngoài giờ trong ngày thường là 72.155 VNĐ.
Cách tính lương làm thêm công nhân vào ngày Chủ Nhật
Đối với các giờ làm việc vào ngày Chủ Nhật, lương làm thêm sẽ được tính cao hơn. Đặc biệt là khi so với các ngày làm việc thông thường. Mức lương cho ngày Chủ Nhật thường là 200% so với lương ngày thườn. Tức là người lao động sẽ nhận gấp đôi lương so với các ngày làm việc bình thường. Công thức này áp dụng cho tất cả các trường hợp làm việc vào ngày Chủ Nhật. Thông qua đó khuyến khích người lao động làm việc vào ngày nghỉ. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho họ.
Cách tính lương cơ bản công nhân làm thêm ngày Chủ Nhật:
Lương làm thêm vào ngày Chủ Nhật = Lương cơ bản của ngày * 200%
Ví dụ:
- Giả sử anh Tuấn có mức lương cơ bản là 13.000.000 VNĐ cho 26 ngày công trong tháng.
- Lương cơ bản của ngày = 13.000.000 VNĐ / 26 = 500.000 VNĐ
- Lương làm thêm vào ngày Chủ Nhật = 500.000 VNĐ * 200% = 1.000.000 VNĐ
- Vậy, lương mà chị Mai nhận được nếu làm việc vào Chủ Nhật sẽ là 1.000.000 VNĐ.
Nguyên tắc trả lương cơ bản công nhân cần nắm rõ
Kỳ hạn trả lương
Theo quy định của pháp luật lao động và các nguyên tắc thực tiễn trong quản lý nhân sự, kỳ hạn trả lương cho người lao động được phân chia rõ ràng theo cách tính lương cơ bản công nhân. Cụ thể như sau
- một số người lao động được trả lương sau mỗi giờ, ngày hoặc tuần làm việc. Tuy nhiên, một số trường hợp có thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lúc này việc trả lương có thể được gộp lại. Tuy nhiên tối đa không quá 15 ngày phải được thanh toán ít nhất một lần.
- Đối với người lao động hưởng lương theo tháng thì có thể được trả theo hai hình thức. Đó là trả một lần vào cuối tháng hoặc chia thành hai kỳ trả nửa tháng/lần. Điều này tùy theo thỏa thuận và chính sách nội bộ của doanh nghiệp.
- Việc trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoán phải được thực hiện theo tiến độ. Cùng với đó là kết quả hoàn thành công việc đã thỏa thuận trước đó. Nếu công việc kéo dài nhiều tháng, doanh nghiệp phải tạm ứng lương. Việc tạm ứng sẽ theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong từng tháng. Tất cả bảo đảm người lao động có thu nhập trong quá trình làm việc.
Nguyên tắc trả lương
Việc thực hiện cách tính lương cơ bản công nhân và chi trả tiền lương cần tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ. Thông qua đó bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời duy trì sự minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp. Cụ thể
- Tiền lương phải được trả trực tiếp cho người lao động. Hoặc thông qua phương thức chuyển khoản (nếu được thỏa thuận). Tất cả phảu đảm bảo đúng thời gian đã cam kết.
- Trường hợp doanh nghiệp chậm trả lương,, doanh nghiệp phải thanh toán phần lương chậm. Đồng thời kèm theo khoản tiền lãi phát sinh, được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
- Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với đặc thù sản xuất – kinh doanh. Trong một tổ chức, các hình thức trả lương có thể được áp dụng linh hoạt. Điều này theo từng nhóm chức danh, vị trí công việc. Từ đó đảm bảo sự công bằng, hợp lý và khuyến khích hiệu suất làm việc.
- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang chuyển dịch sang mô hình tính lương 3P. Trong đó 3P Pay for Position, Pay for Person, Pay for Performance. Tức là tính lương dựa trên vị trí công việc, năng lực cá nhân và hiệu quả làm việc. Phương pháp này giúp tạo nên một hệ thống trả lương công bằng, minh bạch. Đồng thời tăng tính cạnh tranh và giữ chân nhân tài hiệu quả.
Xem thêm:
- Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp nhanh và chính xác
- Dịch vụ tính lương cho doanh nghiệp uy tín và chuyên nghiệp
Trên đây là các cách tính lương cơ bản công nhân chi tiết trong từng trường hợp. Cùng với đó là các nguyên tắc trả lương cơ bản công nhân doanh nghiệp cần nắm rõ. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com