Thông thường, nhiều người đã quen với việc nộp và tính thuế thu nhập cá nhân theo tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp thuế thu nhập cá nhân tính theo năm khiến nhiều người băn khoăn. Điều này sẽ quyết định đến nghĩa vụ nộp tờ khai, nộp thuế của người nộp thuế. Cùng với đó là các công việc định kỳ của kế toán phải thực hiện. Vậy thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm theo quy định hiện hành? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là quy định xử phạt liên quan
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm thì cần biết thuế thu nhập cá nhân là gì. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một loại thuế trực thu. Điều này có nghĩa là người có thu nhập phải thực hiện nghĩa vụ trích nộp. Tại đây họ sẽ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước. Khoản thuế này được áp dụng đối với tiền lương, tiền công. Hoặc các nguồn thu nhập khác mà cá nhân nhận được. Tại đây thu nhập tính thuế sẽ được áp dụng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Đồng thời giảm bỏ những khoản miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Thuế TNCN không áp dụng đối với những cá nhân có thu nhập thấp. Thông qua đó giúp bảo vệ quyền lợi của các đối tượng này. Việc áp dụng thuế TNCN đối với những người có thu nhập cao có vai trò quan trọng với xã hội. Nó sẽ giúp hỗ trợ công tác điều tiết thu nhập, giảm sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Thêm vào đó, thuế TNCN còn là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Từ đó góp phần đảm bảo sự ổn định tài chính quốc gia. Đồng thời phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân gồm những ai?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm là đối tượng nộp thuế. Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2007, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cụ thể như sau:
Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Áp dụng theo các quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Áp dụng theo các quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Cá nhân cư trú được định nghĩa là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch. Hặc trong một chu kỳ 12 tháng liên tục theo quy định. Thời gian tính kể từ ngày đầu tiên cá nhân đó có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Trong đó bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú. Hoặc có nhà thuê tại Việt Nam với hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú. Những điều kiện của cá nhân cư trú sẽ theo quy định như đã nêu ở trên.
Thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm?
Thuế thu nhập cá nhân tính theo năm hay tháng?
Một trong những điều nhiều người thắc mắc đó là thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), giống như các loại thuế khác. Tất cả phải được thực hiện khai báo và nộp theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định rõ ràng về việc khai thuế TNCN theo tháng. Theo đó, thuế TNCN sẽ được tính và nộp theo từng tháng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Những tiêu chí này được quy định tại Điều 9 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Lúc này thay vì khai thuế theo tháng, họ có thể lựa chọn phương thức khai thuế theo quý. Việc này giúp người nộp thuế có thể linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính trong các kỳ khai thuế.
Các trường hợp được tính thuế thu nhập cá nhân theo quý
Vừa rồi chúng ta đã biết được tính thuế thu nhập cá nhân theo tháng hay năm. Thông thường thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng nhưng sẽ có một số trường hợp tính theo quý. Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, hầu hết các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể lựa chọn khai thuế theo quý. Thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kê khai và nộp thuế. Cụ thể, các trường hợp sau đây được phép áp dụng phương thức khai thuế theo quý:
- Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,…)
- Cơ quan hành chính nhà nước (các bộ, sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp,…)
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (các phòng, ban trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện,…)
- Đơn vị hành chính sự nghiệp (trường học công lập, bệnh viện công lập, viện nghiên cứu,…)
- Các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội. Ví dụ như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên,.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có phát sinh doanh thu. Bao gồm doanh thu hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Cá nhân tự kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trực tiếp với cơ quan thuế
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới thành lập trong năm tài chính đầu tiên.
Mức lương bao nhiêu tính thuế thu nhập cá nhân
Khi đã biết được thuế TNCN tính theo tháng hay năm thì điều nhiều người cần biết đó là mức lương sẽ tính thuế TNCN là bao nhiêu. Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã được điều chỉnh. Thông qua đó tạo điều kiện cho người nộp thuế giảm bớt gánh nặng tài chính. Cụ thể:
Mức giảm trừ gia cảnh hiện hành
- Đối với bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ là 11 triệu đồng/tháng. Tương đương 132 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc: Mức giảm trừ là 4,4 triệu đồng/tháng. Tương đương 52,8 triệu đồng/năm.
Điều kiện phải nộp thuế thu nhập cá nhân
- Cá nhân không có người phụ thuộc và có thu nhập thường xuyên từ tiền lương, tiền công, sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp hợp lệ khác (từ thiện, nhân đạo, khuyến học…). Nếu tổng thu nhập chịu thuế vượt mức 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm), cá nhân sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Đối với cá nhân có một người phụ thuộc, mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/tháng (tương đương 52,8 triệu đồng/năm). Nghĩa là thu nhập chịu thuế phải từ 15,4 triệu đồng/tháng trở lên mới bị tính thuế.
Một số mức thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
Số người phụ thuộc | Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng | Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm |
Không có | > 11 triệu đồng | > 132 triệu đồng |
1 người | > 15,4 triệu đồng | > 184,8 triệu đồng |
2 người | > 19,8 triệu đồng | > 237,6 triệu đồng |
3 người | > 24,2 triệu đồng | > 290,4 triệu đồng |
4 người | > 28,6 triệu đồng | > 343,2 triệu đồng |
Thời hạn và mức đóng phạt về thuế thu nhập cá nhân
Vừa rồi chúng ta đã biết được thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm. Lúc này, chúng ta cần phải nắm rõ được quy định liên quan về thời hạn và mức đóng phạt về thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
Thời hạn khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019, thời hạn khai và nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:
- Trường hợp khai, nộp thuế theo tháng: Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp khai, nộp thuế theo quý: Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức có thu nhập chịu thuế cần tuân thủ đúng thời hạn kê khai và nộp thuế. Thông qua đó tránh bị xử phạt do vi phạm quy định về thời gian nộp hồ sơ khai thuế.
Mức xử phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNCN
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân được phân thành các mức như sau:
- Áp dụng phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thuế quá hạn từ 01 đến 05 ngày. Đồng thời có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 đến 30 ngày. Ngoại trừ trường hợp đã được áp dụng phạt cảnh cáo
- Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng đối với trường hợp nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 31 đến 60 ngày. Ngoài phạt tiền, cá nhân hoặc tổ chức chậm nộp hồ sơ phải nộp đủ số tiền chậm nộp. Áp dụng khi việc chậm nộp hồ sơ dẫn đến việc chậm nộp thuế.
- Phạt tiền từ 8 – 15 triệu đồng đối với những trường hợp sau:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 61 đến 90 ngày.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế. Áp dụng đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Đồng thời kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải nộp đầy đủ số tiền thuế chậm nộp. Áp dụng khi việc chậm nộp hồ sơ dẫn đến nghĩa vụ thuế bị trì hoãn.
- Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với trường hợp:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, có phát sinh số thuế phải nộp.
- Cá nhân/tổ chức đã nộp đầy đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Xem thêm:
- Tính thuế thu nhập cá nhân theo năm chi tiết như thế nào?
- Hướng dẫn làm quyết toán thuế TNCN online chi tiết nhất
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng hay năm. Cùng với đó là các quy định và mức xử phạt liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com