Báo cáo tài chính là một trong những công cụ quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào. Văn bản này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và quản lý tình hình tài chính một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đọc rõ các thông số trong báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người mới vào chưa nắm rõ về các khoản mục trong báo cáo tài chính. Hiểu được điều này, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính cần nắm rõ trong bài viết dưới đây
Báo cáo tài chính là gì?
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính thì cần biết báo cáo tài chính là gì. Báo cáo tài chính là một tài liệu tổng hợp, phản ánh toàn diện tình hình tài chính. Ngoài ra là kết quả kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Đây là công cụ quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống thông tin kế toán. Chúng được lập ra nhằm cung cấp thông tin tài chính minh bạch, chính xác và có hệ thống. Tất cả cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bao gồm chủ doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư. Ngoài ra là tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước (đặc biệt là cơ quan thuế). Cùng với đó là các đối tác kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Những thông tin được trình bày trong báo cáo giúp họ đánh giá mức độ an toàn tài chính. Ngoài ra là khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và hiệu quả doanh nghiệp.
Việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ hỗ trợ các bên trong việc đưa ra quyết định. Nó còn giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được các chỉ số tài chính quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược quản lý tài chính phù hợp. Đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Ý nghĩa việc nắm rõ các khoản mục trên báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là hệ thống các bảng biểu kế toán phản ánh toàn diện tình hình tài chính. Ngoài ra là kết quả kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Việc lập báo cáo tài chính không chỉ là nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Nó còn là công cụ quan trọng phục vụ quản trị nội bộ và ra quyết định của các bên. Cụ thể việc lập bao cáo tài chính và nắm rõ ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính đem lại những lợi ích như sau:
- Đánh giá mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác
- Phân tích khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, và mức độ đòn bẩy tài chính hiệu quả
- Nhận diện sớm các rủi ro tài chính tiềm ẩn.
- Lập kế hoạch ngân sách, dự báo dòng tiền và xây dựng kế hoạch đầu tư;
- Quản lý chi phí, công nợ, dòng vốn lưu động một cách hiệu quả;
- Đưa ra quyết định về tái cấu trúc tài chính, mở rộng sản xuất. Đồng thời giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Cung cấp thông tin cho cổ đông, giúp họ theo dõi hiệu quả sử dụng vốn góp. Đồng thời ra quyết định đầu tư hoặc thoái vốn;
- Làm căn cứ cho ngân hàng trong việc thẩm định tín dụng. Từ đó xét duyệt cho vay và xác định hạn mức tín dụng;
- Phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế từ cơ quan quản lý nhà nước;
- Tạo niềm tin cho đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, và khách hàng. Đặc biệt trong quá trình hợp tác dài hạn.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm những gì?
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính thì cần biết báo cáo tài chính gồm những gì. Theo quy định pháp luật, báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 4 loại báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ theo quy định hiện hành bao gồm 4 loại. Đó là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Cụ thể như sau:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Những thông tin này của doanh nghiệp được ghi tại một thời điểm cụ thể. Thông thường phổ biến nhất là cuối kỳ kế toán. Báo cáo được chia thành ba phần chính:
Tài sản được phân loại thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền;
- Tài sản cố định hữu hình, vô hình;
- Hàng tồn kho;
- Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn;
- Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
- Bất động sản đầu tư;
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;
- Tài sản khác như công cụ, dụng cụ, chi phí trả trước, tài sản thuế thu nhập hoãn lại,…
Nợ phải trả phản ánh các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đang gánh chịu, bao gồm:
- Các khoản phải trả cho người bán, phải trả người lao động;
- Người mua trả tiền trước;
- Các khoản phải nộp Nhà nước: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,…
- Khoản phải trả nội bộ, khoản vay tài chính;
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi;
- Dự phòng phải trả, các khoản chi phí phải trả;
- Các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu:
- Vốn góp của chủ sở hữu (vốn điều lệ);
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
- Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác;
- Nguồn kinh phí, quỹ hỗ trợ từ Nhà nước hoặc tổ chức tài trợ (nếu có).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những thông tin này đều được ghi nhận chi tiết trong kỳ kế toán (tháng, quý, năm). Loại báo cáo này gồm các chỉ tiêu cơ bản như sau:
- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Giá vốn hàng bán;
- Lợi nhuận gộp;
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí tài chính, chi phí lãi vay;
- Thu nhập và chi phí khác;
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh;
- Lợi nhuận kế toán trước thuế;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoãn lại;
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Lãi cơ bản và lãi suy giảm trên cổ phiếu (áp dụng cho công ty cổ phần).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp trong kỳ. Thông qua đó giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tạo tiền và sử dụng tiền hiệu quả. Loại báo cáo này gồm 3 nhóm chính:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Ví dụ tiền thu từ bán hàng, chi cho hoạt động thường xuyên, thanh toán thuế,…
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư. Bao gồm mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính, thu tiền từ thanh lý,…
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Bao gồm tiền thu từ phát hành cổ phiếu, vay vốn, chi trả nợ gốc, cổ tức,…
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh cung cấp thông tin bổ sung và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính. Thông qua đó giúp đảm bảo tính minh bạch và dễ hiểu cho người đọc. Bản thuyết minh báo cáo này bao gồm những thông tin như sau:
- Thông tin chung về doanh nghiệp:
- Hình thức sở hữu vốn;
- Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động;
- Cơ cấu tổ chức và đơn vị trực thuộc (nếu có).
- Chính sách kế toán áp dụng:
- Kỳ kế toán năm;
- Chế độ kế toán và chuẩn mực áp dụng (Thông tư 200, 133…);
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán;
- Hình thức ghi sổ kế toán;
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho (FIFO, bình quân gia quyền,…);
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định;
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí, chi phí vay, chênh lệch tỷ giá;
- Nguyên tắc và phương pháp lập dự phòng. Ví dụ như phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng bảo hành….
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính cụ thể và chi tiết
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ này phản ánh tổng doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ kế toán. Đồng thời không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Số liệu để ghi nhận chỉ tiêu này được lấy từ bên Có của tài khoản 511. Trong đó Tài khoản 511 mang ý nghĩa là “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu. Nó đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này thường được doanh nghiệp theo dõi sát sao. Đồng thời luôn đặt kỳ vọng tăng trưởng qua từng năm tài chính. Giá trị doanh thu được xác định theo công thức:
Doanh thu = Giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) × Số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán ra.
Một số doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Lúc này doanh thu ghi nhận là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT. Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã giao cho khách hàng. Tất cả tính bất kể đã thu tiền hay chưa
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về giảm trừ doanh thu này phản ánh tổng giá trị các khoản làm giảm doanh thu trong kỳ. Trong đó bao gồm hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại. Dữ liệu để ghi nhận chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ của tài khoản 521. Trong đó tài khoản 521 mang ý nghĩa là “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
Các khoản giảm trừ doanh thu làm giảm tổng doanh thu ghi nhận tại chỉ tiêu Mã số 01. Tuy nhiên, một số lúc doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản giảm trừ. Đặc biệt là hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán. Khi đó nó có thể là dấu hiệu cho thấy cần xem xét lại chất lượng hàng hóa. Đồng thời là quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một phần chiết khấu thương mại là các khoản ưu đãi dành cho khách hàng hoặc đại lý. Từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, không phản ánh tiêu cực đến chất lượng hàng hóa. Ví dụ, doanh nghiệp thường áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho các đại lý đặc biệt. Đó là đại lý có sản lượng mua hàng lớn nhằm khuyến khích gia tăng doanh thu.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ này được xác định bằng cách lấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) trừ đi Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02). Cụ thể:
Doanh thu thuần = Mã số 01 – Mã số 02
Doanh thu thuần thể hiện kết quả thực tế từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mức doanh thu này được tính sau khi đã loại trừ các khoản giảm trừ phát sinh. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đồng thời phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận tiếp theo.
Khoản mục trên báo cáo tài chính về giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về giá vốn hàng bán là phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. Số liệu được xác định bằng cách lấy số phát sinh bên Nợ của tài khoản 632. Số phát sinh này sẽ trừ đi số phát sinh bên Có tài khoản này (nếu có điều chỉnh giảm). Sau đó tổng hợp ghi vào chỉ tiêu Mã số 11 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Giá vốn chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đã thực hiện bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Nghĩa là doanh thu đã được ghi nhận. Khoản mục này bao gồm chi phí mua hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ngoài ra là chi phí nhân công trực tiếp và sản xuất chung (với doanh nghiệp sản xuất). Trong hoạt động thương mại, giá vốn thường là giá mua của hàng hóa nhập về.
Việc kiểm soát và tối ưu hóa giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc tiết giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thông qua đó duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Nó thể hiện hiệu quả bước đầu trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Công thức tính:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần (Mã số 10) – Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp còn lại bao nhiêu giá trị. Tất cả được tính sau khi trừ đi chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm. Thông qua đó trang trải các chi phí hoạt động khác và tạo ra lợi nhuận ròng.
Tuy nhiên doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể hơn. Lúc này doanh nghiệp thường sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần) × 100%
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính này phản ánh mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ lợi nhuận gộp càng cao cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí đầu vào hiệu quả hơn. Đồng thời có biên lợi nhuận tốt hơn. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng để so sánh hiệu quả hoạt động. Do đó, việc duy trì và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp là yếu tố then chốt. Từ đó xây dựng và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp (Mã số 21)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về doanh thu hoạt động tài chính phản ánh các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động tài chính ngoài hoạt động sản xuất – kinh doanh chính của doanh nghiệp. Số liệu tổng hợp từ phát sinh bên Có của tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”. Tất cả được tính sau khi loại trừ các khoản điều chỉnh ghi nhận bên Nợ (nếu có).
Doanh thu tài chính là một phần thu nhập hỗ trợ. Tuy nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lợi nhuận chung. Đặc biệt trong những giai đoạn hoạt động kinh doanh chính gặp khó khăn. Việc quản lý dòng tiền và sử dụng hiệu quả có thể góp phần làm gia tăng khoản mục này.
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính thường bao gồm:
- Lãi tiền gửi ngân hàng;
- Thu nhập từ lãi cho vay;
- Chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp khi doanh nghiệp thanh toán trước hạn;
- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ thanh toán công nợ ngoại tệ. Hoặc thu hồi công nợ bằng ngoại tệ.
Chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp (Mã số 22)
Chi phí hoạt động tài chính là khoản chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính. Các hoạt động tài chính này doanh nghiệp phải chi trả trong kỳ kế toán. Chỉ tiêu này được ghi nhận từ phát sinh bên Nợ của tài khoản 635 – “Chi phí tài chính”. Chúng được ghi nhận sau khi trừ đi số phát sinh bên Có của tài khoản này. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này là rất quan trọng. Thông đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Các khoản chi phí tài chính bao gồm:
- Lãi vay phải trả: Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả. Chi phí này phải trả cho các khoản vay phát sinh trong năm. Trong đó bao gồm vay từ cá nhân, vay ngân hàng hoặc vay từ các công ty khác.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khách hàng. Áp dụng khi khách hàng thanh toán trước hạn theo các điều khoản đã thỏa thuận.
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phát sinh khi doanh nghiệp thanh toán công nợ bằng ngoại tệ. Hoặc thu hồi nợ phải thu bằng ngoại tệ và tỷ giá có sự biến động.
- Lỗ từ giao dịch chứng khoán: Phát sinh từ việc bán chứng khoán. Áp dụng khi giá trị bán thấp hơn giá trị sổ sách của chứng khoán.
Khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí bán hàng (Mã số 25)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được ghi nhận từ phát sinh bên Nợ của tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”. Tất cả được ghi sau khi trừ đi các khoản điều chỉnh phát sinh bên Có của tài khoản này. Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa các khoản chi phí này để tăng trưởng bền vững.
Các khoản chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí quảng cáo: Như chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, báo chí). Ngoài ra là chi phí quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến (Facebook, Google, YouTube). Cùng với đó là chi phí tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm.
- Chi phí vận chuyển: Bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Trong đó bao gồm chi phí xăng xe, phí vận tải,. Hoặc các chi phí liên quan đến giao nhận hàng hóa.
- Chi phí bộ phận bán hàng: Là chi phí liên quan đến hoạt động của bộ phận bán hàng. Trong đó bao gồm lương, thưởng, phúc lợi. Ngoài ra là các chi phí hành chính khác của đội ngũ bán hàng.
Khoản mục trên báo cáo về chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý. Cùng với đó là điều hành và duy trì bộ phận không trực tiếp đến sản xuất và bán hàng. Chúng được ghi nhận từ phát sinh bên Nợ của tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tất cả được tính sau khi trừ đi các khoản phát sinh bên Có của tài khoản này.
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân sự của ban giám đốc: Là các khoản chi phí liên quan đến tiền lương, phụ cấp. Cùng với đó là các khoản phúc lợi cho các thành viên trong ban giám đốc. Ngoài ra là các khoản phúc lợi dành các cán bộ cấp cao quản lý.
- Chi phí nhân sự bộ phận hành chính: Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra là các khoản phúc lợi và chi phí khác đối với các nhân viên đặc biệt. Đó là nhân viên không làm việc tại bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng.
- Chi phí văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng: Bao gồm chi phí cho việc duy trì văn phòng. Ngoài ra là chi phí sử dụng thiết bị văn phòng, tiền điện, tiền nước. Cùng với đó là chi phí sửa chữa và bảo trì các công trình văn phòng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Mã số 30)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh khoản lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trừ hết các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh. Cụ thể, chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy Lợi nhuận gộp (Mã số 20) cộng với Doanh thu tài chính (Mã số 21), sau đó trừ đi Chi phí tài chính (Mã số 22), Chi phí bán hàng (Mã số 25) và Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26).
Công thức tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về thu nhập khác (Mã số 31):
Thu nhập khác là khoản thu nhập phát sinh ngoài các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đồng thời không thuộc vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ hay doanh thu tài chính. Thu nhập khác có thể bao gồm các khoản thu từ hoạt động không thường xuyên. Ví dụ như lợi nhuận từ bán tài sản, thu nhập từ các khoản bồi thường,. Hoặc các khoản thu nhập khác không được dự tính trong kế hoạch sản xuất. Cùng với đó là kế hoạch kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được ghi nhận từ số liệu phát sinh bên Có của tài khoản 711 – “Thu nhập khác”. Tất cả sau khi trừ đi các điều chỉnh phát sinh bên Nợ của tài khoản này.
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí khác (Mã số 32)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh không thuộc các nhóm chi phí như Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, hay Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn liên quan đến các hoạt động phát sinh trong kỳ kế toán.
Các chi phí này có thể bao gồm các khoản chi phí bất thường, chi phí phát sinh từ các sự kiện không thường xuyên, chi phí liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, hoặc các khoản chi phí liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh nhưng không nằm trong các nhóm chi phí đã liệt kê.
Chi phí khác được ghi nhận từ số liệu phát sinh bên Nợ của tài khoản 811 – “Chi phí khác”. Sau khi trừ đi các khoản điều chỉnh phát sinh bên Có của tài khoản này.
Lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp (Mã số 40)
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy Thu nhập khác (Mã số 31) trừ đi Chi phí khác (Mã số 32).
Cụ thể, Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngoài doanh thu bán hàng và dịch vụ, bao gồm các khoản thu từ bán tài sản, bồi thường, hoặc các khoản thu không thường xuyên khác. Trong khi đó, Chi phí khác là những chi phí không thuộc các loại chi phí chính như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp, mà phát sinh từ các hoạt động không thường xuyên hoặc bất ngờ.
Lợi nhuận từ hoạt động khác phản ánh các khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí phát sinh từ những hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh chính. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các khoản thu nhập không đều đặn và chi phí phát sinh từ các sự kiện ngoài dự kiến.
Lợi nhuận kế toán tài chính trước thuế của doanh nghiệp (Mã số 50)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về lợi nhuận kế toán trước thuế là tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trước khi tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) với Lợi nhuận từ hoạt động khác (Mã số 40)
Công thức tính lợi nhuận kế toán trước thuế:
Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ tất cả các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, chưa tính đến nghĩa vụ thuế. Đây là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư, trả cổ tức cho cổ đông hoặc thực hiện các chiến lược tài chính khác. Khoản lợi nhuận này càng lớn, càng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ kế toán, tính dựa trên thu nhập tính thuế của doanh nghiệp. Số thuế này được tính toán theo công thức sau:
Chi phí thuế TNDN hiện hành = (Thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ (nếu có)) × Thuế suất thuế TNDN 20%.
Trong đó, Thu nhập tính thuế được xác định bằng cách cộng:
- Lợi nhuận kế toán trước thuế (A)
- Chi phí không được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN (B)
- Thu nhập miễn thuế (C)
- Các khoản lỗ chuyển từ năm trước (D)
- Các điều chỉnh tăng hoặc giảm Lợi nhuận kế toán trước thuế (nếu có).
Sau khi tính toán, Thu nhập tính thuế sẽ được xác định và áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% để tính toán Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán hiện tại nhưng không được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí hợp lệ trong năm này. Nguyên nhân của sự không chấp nhận này chủ yếu là do sự khác biệt trong cách áp dụng chính sách kế toán và chính sách thuế, dẫn đến sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận tính thuế. Tuy nhiên, khoản chi phí này sẽ được ghi nhận và chấp nhận là chi phí hợp lệ trong các kỳ kế toán tiếp theo.
Chỉ tiêu này thường phát sinh khi doanh nghiệp có các khoản chi phí đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính, nhưng chưa được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Chi phí thuế hoãn lại sẽ được trừ vào thuế phải nộp trong các kỳ sau khi điều chỉnh lại thuế tương ứng.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) là khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế hoãn lại và các nghĩa vụ tài chính liên quan khác. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trừ đi Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) và Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52).
Đây là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể phân phối cho các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Bao gồm việc chia cổ tức, trích lập các quỹ phát triển hoặc sử dụng cho các mục đích tái đầu tư. Lợi nhuận này là số tiền thực tế doanh nghiệp có thể sử dụng cho các quyết định tài chính và chiến lược phát triển trong tương lai.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu của doanh nghiệp (Mã số 70)
Ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính về lãi cơ bản trên cổ phiếu (Earnings Per Share – EPS) là chỉ tiêu tài chính phản ánh mức lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế của công ty / Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.
Chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu thường áp dụng đối với các công ty cổ phần. Đây không phải là chỉ tiêu của các loại hình doanh nghiệp khác. Đây là một chỉ số giúp các nhà đầu tư và cổ đông của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu. Lãi cơ bản trên cổ phiếu càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận và đồng thời làm tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Xem thêm:
- Các chỉ số phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
- Công thức phân tích báo cáo tài chính quan trọng cần biết
Trên đây là những điều cần biết về ý nghĩa các khoản mục trên báo cáo tài chính. Cùng với đó là ý nghĩa và thông tin cụ thể trong các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com