Trong bất kì doanh nghiệp nào, phụ cấp chức vụ là quan trọng với thu nhập người lao động. Điều này đặc biệt quan trọng với những vị trí có yêu cầu cao về kỹ năng. Đây là khoản sẽ được áp dụng cho những ngời vừa làm chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Lúc này, điều nhiều người thắc mắc là khoản phụ cấp này có tính thuế TNCN không. Vậy phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không? Hãy cùng Kế toán ATS giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là cách tính thuế và khai báo nộp thuế theo quy định
Phụ cấp chức vụ là gì?
Trước khi tìm hiểu phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không thì cần biết phụ cấp chức vụ là gì. Phụ cấp chức vụ là một khoản phụ cấp tiền lương được áp dụng đối với công chức, viên chức. Những công chức, viên chức nhận phụ cấp làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngoài ra là người lao động thuộc lực lượng vũ trang, cũng như người làm doanh nghiệp nhà nước. Khoản phụ cấp này được chi trả nhằm ghi nhận và bù đắp trách nhiệm quản lý, điều hành. Những trách nhiệm này do người lao động đảm nhận trong vai trò lãnh đạo, quản lý. Đồng thời đi kèm cùng với công việc chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên.
Trên thực tế, nhiều cá nhân trong các đơn vị doanh nghiệp vẫn đang hưởng lương theo ngạch. Hoặc theo bậc, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa được tính lương theo chức danh lãnh đạo. Do đó, việc áp dụng phụ cấp chức vụ là cần thiết. Từ đó phản ánh đúng tính chất công việc và trách nhiệm bổ sung mà người lao động đảm đương. Khoản phụ cấp này cũng góp phần đảm bảo công bằng trong chính sách tiền lương. Đồng thời khuyến khích sự cống hiến trong công tác quản lý, điều hành của các đơn vị.
Phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không?
Khi nói về thu nhập chịu thuế TNCN thì điều nhiều người thắc mắc đó là khoản phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không. Điều này tùy thuộc vào bản chất và tính chất chi trả của doanh nghiệp. Thông thường, Phụ cấp chức vụ sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu được tính là một phần trong thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Việc xác định tính chất khoản chi này cần căn cứ vào các văn bản. Trong đó bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn cụ thể của cơ quan thuế.
Cụ thể điều kiện phụ cấp chịu thuế TNCN gồm như sau:
- Một số khoản phụ cấp chức vụ được cộng thêm vào tiền lương, tiền công hàng tháng. Đồng thời khoản phụ cấp này không thuộc danh mục miễn thuế theo quy định. Lúc này phụ cấp chức vụ sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, phụ cấp chức vụ được chi trả dưới hình thức hỗ trợ. Đồng thời không mang tính thường xuyên hoặc không gắn liền với hiệu suất làm việc. Lúc này có thể được xem xét miễn thuế phụ cấp theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
- Việc xác định phụ cấp chức vụ có chịu thuế TNCN hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm loại hình công việc, chức vụ đảm nhiệm. Cùng với đó là chính sách chi trả của đơn vị sử dụng lao động. Do đó, người lao động và bộ phận kế toán cần cập nhật đầy đủ văn bản pháp luật. Ngoài ra là hướng dẫn mới nhất từ Tổng cục Thuế để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Cách tính thuế chi tiết đối với phụ cấp chức vụ
Vừa rồi chúng ta đã biết được phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không. Tuy nhiên, không phải mọi khoản phụ cấp chức vụ đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Vì thế việc tính thuế sẽ phụ thuộc vào tính chất khoản phụ cấp và quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể các tính thuế chi tiết đối với phụ cấp chức vụ sẽ như sau
Căn cứ tính thuế
- Thu nhập chịu thuế: Bao gồm toàn bộ các khoản thu nhập từ tiền lương. Ngoài ra là tiền công, phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm, lưu động…), tiền thưởng. Cùng với đó là các khoản chi khác mang tính chất tiền lương.
- Biểu thuế suất lũy tiến từng phần: Áp dụng cho cá nhân cư trú. Đồng thời có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Trong đó mức thuế từ 5% đến 35% tùy theo thu nhập tính thuế.
Công thức tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = (Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) × Mức thuế suất
Trong đó:
- Tổng thu nhập chịu thuế = Lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ + Các khoản phụ cấp khác (nếu có)
- Các khoản giảm trừ:
- Giảm trừ bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện hợp lệ…
- Mức thuế suất: Căn cứ theo biểu thuế lũy tiến từng phần (7 bậc), ví dụ:
- 5% cho thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng.
- 10% cho phần thu nhập trên 5 đến 10 triệu đồng/tháng.
- Tối đa 35% cho phần thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng.
Hướng dẫn khai báo và nộp thuế đối với phụ cấp chức vụ
Khi đã biết được phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không và cách tính thuế thì điều bạn cần nắm rõ đó là cách khai báo và nộp thuế đối với phụ cấp chức vụ. Cụ thể bạn cần khai báo và nộp thuế như sau:
Bước 1: Khai báo thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN. Tại đây doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người lao động theo quy định pháp luật.
- Doanh nghiệp sẽ sử dụng Mẫu số 05/KK-TNCN. Mẫu này Áp dụng cho tổ chức chi trả thu nhập khi thực hiện quyết toán thuế TNCN. Đồng thời tổ chức thực hiện cho toàn bộ người lao động trong kỳ tính thuế.
- Doanh nghiệp sẽ tổng hợp toàn bộ các khoản thu nhập. Trong đó bao gồm phụ cấp chức vụ, tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp chịu thuế khác.
- Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế TNCN của từng cá nhân.
- Thực hiện kê khai và gửi hồ sơ qua hệ thống khai thuế điện tử (eTax). Hoặc phần mềm HTKK của Tổng cục Thuế.
Đối với cá nhân
- Trường hợp không ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế, cá nhân phải tự thực hiện khai báo thuế.
- Tại đây cá nhân sẽ sử dụng Mẫu số 02/QTT-TNCN. Mẫu này sẽ dành cho cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Cá nhân cần tổng hợp toàn bộ thu nhập chịu thuế trong năm. Khoản thu nhập này sẽ bao gồm phụ cấp chức vụ.
- Có thể kê khai thông qua Cổng Dịch vụ Thuế điện tử của Tổng cục Thuế. Truy cập tại địa chỉ sau: thuedientu.gdt.gov.vn
Bước 2: Nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Cách nộp thuế TNCN
- Doanh nghiệp: Nộp tiền thuế đã khấu trừ từ người lao động vào ngân sách nhà nước. Thực hiện đúng thời hạn sau khi hoàn thành kê khai.
- Cá nhân: Nộp số thuế còn thiếu (nếu có) sau quyết toán. Thực hiện thông qua Ngân hàng thương mại liên kết với cơ quan thuế. Ngoài ra là Cổng thông tin điện tử ngành thuế hoặc Trực tiếp tại chi cục thuế địa phương.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế
- Tổ chức, doanh nghiệp: Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp năm tính thuế.
- Cá nhân không ủy quyền quyết toán: Nộp hồ sơ quyết toán chậm nhất vào ngày 30 tháng 4 của năm kế tiếp.
Một số lưu ý quan trọng:
- Phụ cấp chức vụ nếu được xác định là thu nhập thường xuyên. Nó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế và áp dụng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần.
- Tổ chức cần đảm bảo hạch toán đúng phụ cấp chức vụ vào bảng lương. Đồng thời khai báo đầy đủ trên hệ thống kê khai thuế.
- Một số cá nhân có nhiều nguồn thu nhập. Lúc này việc tự quyết toán sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ và tránh nộp thiếu thuế.
Xem thêm:
- Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không?
- Thuế thu nhập cá nhân cộng tác viên có quyết toán không?
Trên đây là những điều cần biết về việc phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không. Cùng với đó là hướng dẫn tính thuế và cách khai báo nộp thuế đối với phụ cấp chức vụ. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS
Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com