3.3/5 - (305 bình chọn)

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ luôn gặp nhiều vấn  đề về công, nợ và lương. Đây là những vấn đề mà bất kì kế toán viên nào sẽ cần phải xử lý nhanh gọn. Thông qua đó giúp cho doanh nghiệp minh bạch trong vấn đề tài chính. Trong đó, các nghiệp vụ kế toán là yếu tố quan trọng để công việc được làm hiệu quả. Trong bài viết này, Kế toán ATS xin chia sẻ chi tiết tới các bạn các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Cùng với đó là kỹ năng và lời khuyên khi học nghiệp vụ kế toán

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Trước khi tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp thì cần biết nghiệp vụ kế toán là gì. Nghiệp vụ kế toán là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Mỗi kế toán viên cần sở hữu chuyên môn vững vàng và kỹ năng thực hành thành thạo. Thông qua đó để đảm bảo quy trình kế toán diễn ra chính xác và hiệu quả. Lúc này, công tác kế toán mới có thể hỗ trợ cho việc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính hợp lý và tối ưu.

Nghiệp vụ kế toán bao gồm một loạt các công việc mà kế toán viên thực hiện hàng ngày. Các công việc này bao gồm nhưng không giới hạn ở xuất, nhập quỹ tiền mặt. Nó bao gồm cả thực hiện các giao dịch thu, chi tiền bán hàng, kê khai thuế định kỳ. Ngoài ra là các ghi nhận các bút toán kế toán về báo cáo tài chính, phân bổ chi phí. Tiếp theo là các công việc về việc lập các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý. Cùng với đó là cân đối thu chi và theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả.

Mỗi công việc này đều đòi hỏi kế toán viên phải thực hiện với mức độ chính xác cao. Đồng thời phải tuân thủ các quy định pháp lý và chuẩn mực kế toán hiện hành. Thông qua đó đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp tài chính của doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Khi nào cần sử dụng các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản là nền tảng không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh. Nó không chỉ đảm bảo việc ghi nhận chính xác các giao dịch tài chính. Nó còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiểm soát, đánh giá và ra quyết định một cách hiệu quả. Dưới đây là những tình huống tiêu biểu mà nghiệp vụ kế toán đóng vai trò then chốt:

  • Nghiệp vụ kế toán là cơ sở để lập đầy đủ các báo cáo tài chính
  • Tính toán chính xác các loại thuế phải nộp như GTGT, TNDN, TNCN,…
  • Lập tờ khai, kê khai thuế định kỳ theo quy định pháp luật.
  • Theo dõi, đối chiếu và quyết toán thuế với cơ quan thuế.
  • Xây dựng kế hoạch ngân sách năm/quý/tháng dựa trên dữ liệu lịch sử và dự báo.
  • Kiểm soát chi phí thực tế so với ngân sách đã lập. Từ đó phát hiện các sai lệch và điều chỉnh kịp thời.
  • Tối ưu hóa nguồn lực, giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyên tài chính hiệu quả hơn
  • Cung cấp dữ liệu chính xác, nhất quán về các giao dịch và báo cáo tài chính.
  • Đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong công bố thông tin tài chính.
  • Tăng độ tin cậy đối với các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư.
  • Ghi nhận, phân loại, đánh giá và trích khấu hao tài sản cố định.
  • Theo dõi vòng đời và giá trị còn lại của tài sản theo từng thời kỳ.
  • Hỗ trợ ra quyết định đầu tư, thanh lý hoặc nâng cấp tài sản dựa trên dữ liệu tài chính cụ thể.
  • Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
  • Theo dõi và tối ưu cơ cấu vốn, dòng tiền lưu động.
  • Hỗ trợ phân tích và kiểm soát rủi ro tài chính.
  • Cung cấp số liệu phục vụ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Khi nào cần sử dụng các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế chi tiết cho doanh nghiệp

Những nghiệp vụ kế toán thuế cần thực hiện hàng ngày

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế trong phạm vi công việc hàng ngày là những điều kế toán viên cần phải làm bất kì lúc nào. Đây là những nghiệp vụ tập trung vào việc ghi nhận, kiểm tra. Cùng với đó là thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Tiếp nhận đầy đủ hóa đơn mua vào, bán ra, phiếu thu – chi, phiếu nhập – xuất kho. Đồng thời tiếp nhận các chứng từ tài chính liên quan.
  • Phân loại chứng từ theo nghiệp vụ. Trong đó bao gồm mua hàng, bán hàng, thanh toán, tạm ứng, hoàn ứng….
  • Đối chiếu nội dung trên chứng từ với giao dịch thực tế.
  • Kiểm tra thông tin bắt buộc trên hóa đơn. Bao gồm mã số thuế, ngày phát hành, chữ ký điện tử, tên đơn vị cung cấp,…
  • Loại bỏ hoặc xử lý các chứng từ không đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.
  • Lưu trữ chứng từ đúng thứ tự, theo thời gian và nội dung nghiệp vụ.
  • Bảo quản chứng từ cẩn thận, tránh rách, mất mát hoặc hư hỏng.
  • Đảm bảo tính sẵn sàng khi cơ quan thuế thanh tra hoặc kiểm tra.

Những nghiệp vụ kế toán thuế cần thực hiện hàng ngày

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế phải làm hàng tháng

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế hàng tháng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Đây là các nghiệp vụ cần thực hiện các công việc định kỳ về thuế giá trị giá trị và thuế thu nhập cá nhân. Thông qua đó đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng nghĩa vụ khai và nộp thuế. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện lập và gửi tờ khai thuế đúng hạn theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Lịch nộp tờ khai tùy thuộc vào hình thức kê khai (theo tháng hoặc quý).
  • Tính toán số thuế phát sinh phải nộp và hoàn thiện hồ sơ nộp thuế.
  • Lập báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu quy định. Báo cáo phản ánh số lượng hóa đơn đã sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy, tồn kho,…
  • Trường hợp không sử dụng hóa đơn trong kỳ vẫn phải lập báo cáo và ghi rõ lý do.
  • Một số trường hợp có phát sinh số thuế phải nộp. Lúc này thời hạn nộp trùng với thời hạn nộp tờ khai, thông thường là ngày 20 tháng kế tiếp.

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế phải làm hàng tháng

Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế hàng quý

Với doanh nghiệp kê khai thuế theo quý, các nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế sau cần được thực hiện đầy đủ và đúng hạn:

  • Thực hiện làm tờ khai thuế TNDN: Thực hiện làm tờ khai thuế. Tờ khai này sẽ thực hiện tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quý. Tất cả dựa trên lợi nhuận tạm tính trong kỳ để xác định số thuế TNDN phải nộp.
  • Tờ khai thuế GTGT và TNCN: Lập tờ khai tổng hợp giao dịch trong quý. Điều này sẽ áp dụng doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo quý.
  • Báo cáo sử dụng hóa đơn theo quý: Lập báo cáo tổng hợp hóa đơn. Báo cáo này lập tương tự như báo cáo tháng nhưng gộp dữ liệu của cả quý.
  • Thời hạn thực hiện: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý kế tiếp.

Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản về thuế hàng quý

Các nghiệp vụ kế toán thuế vào đầu năm và cuối năm

Đầu năm và cuối năm là giai đoạn quan trọng nhất với bất kì doanh nghiệp nào. Đây chính là thời điểm thực hiện kiểm tra và làm việc với cơ quan thuế. Chính vì thế, các nghiệp vụ kế toán về thuế cuối năm và đầu năm như sau:

Đầu năm (tháng 01)

  • Lập và nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 31/01 hàng năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thời hạn nộp là 30 ngày. Thời gian tính hạn tính kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN và TNDN quý 4 của năm trước. Bao gồm cả tờ khai thuế tạm tính TNDN và báo cáo hóa đơn quý 4. Thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất ngày 31/01.

Cuối năm (năm tài chính kết thúc)

  • Thực hiện báo cáo quyết toán thuế TNCN và TNDN theo năm tài chính. Trong đó bao gồm kiểm tra, đối chiếu thu nhập đã chi trả và số thuế đã khấu trừ.
  • Chuẩn bị đầy đủ phụ lục đi kèm. Ví dụ bảng kê nhân sự, bảng lương, chi phí hợp lý…
  • Lập báo cáo tài chính năm theo quy định hiện hành. Trong đó bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Gửi báo cáo tài chính đến cơ quan thuế, cơ quan thống kê. Thậm chí có thể nộp thêm cho cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu cần).
  • Nộp báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày. Thời hạn được tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các nghiệp vụ kế toán thuế vào đầu năm và cuối năm

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản chính kế toán viên cần nắm rõ

Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản dùng khi mua hàng

Nghiệp vụ mua hàng phản ánh quá trình doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (CCDC), hàng hó. Thông qua đó phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng trực tiếp. Việc ghi nhận kế toán phụ thuộc vào hình thức thanh toán và mục đích sử dụng hàng hóa. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản khi mua hàng gồm những nghiệp vụ sau:

Nội dung nghiệp vụLoại tài khoản nợ và chức năngLoại tài khoản có và chức năng
Mua nguyên vật liệu, hàng hóa, CCDC hoặc TSCĐ nhập khoTK 152 (Nguyên vật liệu): Tài sản ngắn hạn, phản ánh giá trị vật tư tồn kho.

TK 153 (CCDC): Tài sản ngắn hạn, phản ánh công cụ mua vào để sử dụng.

TK 155, 156: Phản ánh thành phẩm và hàng hóa.

TK 211 (TSCĐ): Tài sản dài hạn.

TK 1331: Tài sản ngắn hạn, phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

TK 111 (Tiền mặt): Tài sản ngắn hạn.

TK 112 (Tiền gửi ngân hàng): Tài sản ngắn hạn.

TK 331 (Phải trả người bán): Nợ phải trả.

Mua hàng không qua kho – sử dụng ngayTK 621 (Chi phí NVL trực tiếp): Chi phí sản xuất.

TK 623 (Chi phí máy thi công): Chi phí sản xuất.

TK 641 (Chi phí bán hàng), 642 (QLDN): Chi phí hoạt động.

TK 111 (Tiền mặt): Tài sản ngắn hạn.

TK 112 (Tiền gửi ngân hàng): Tài sản ngắn hạn.

TK 331 (Phải trả người bán): Nợ phải trả.

Thanh toán công nợ nhà cung cấpTK 331 – Nợ phải trả: giảm công nợTK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản dùng khi bán hàng

Nghiệp vụ bán hàng phản ánh hoạt động xuất bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời các nghiệp vụ kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn, thuế GTGT đầu ra. Cùng với đó là ghi nhận các khoản tiền thu từ khách hàng. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản khi bán hàng gồm những nghiệp vụ sau:

Nội dung nghiệp vụLoại tài khoản Nợ và chức năngLoại tài khoản Có và chức năng
Ghi nhận giá vốn hàng bánTK 632 – Chi phí: ghi nhận giá vốn tương ứng với hàng hóa đã bánTK 156 – Hàng hóa: phản ánh giảm tồn kho
Ghi nhận doanh thuTK 111, 112: Tiền thu ngay.

TK 131 (Phải thu KH): Tài sản ngắn hạn, ghi nhận công nợ phát sinh.

TK 511 – Doanh thu chưa thuế: Doanh thu bán hàng/dịch vụ.

TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT phải nộp

Thu tiền của kháchTK 111, 112: Tài sản ngắn hạnTK 131: Giảm công nợ khách hàng

Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản dùng khi bán hàng

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về công cụ dụng cụ

Nghiệp vụ kế toán về công cụ dụng cụ (CCDC) phản ánh quá trình mua sắm, sử dụng và phân bổ CCDC. Việc mua sắm này phục vụ cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Ví dụ như sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý. Tùy theo giá trị và thời gian, CCDC có thể được xuất dùng 1 lần hoặc phân bổ dần. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản về công cụ dụng cụ gồm những nghiệp vụ sau:

Bảng định khoản:

Nội dung nghiệp vụLoại tài khoản Nợ và chức năngLoại tài khoản Có và chức năng
Mua CCDC nhập khoTK 153: CCDC tồn kho.

TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

TK 111, 112, 331: Thanh toán tiền hoặc ghi nhận công nợ
Xuất dùng CCDC một lầnTK 154: Chi phí sản xuất.

TK 641: Chi phí bán hàng.

TK 642: Chi phí quản lý

TK 153: Ghi giảm CCDC đã sử dụng
Xuất dùng CCDC phân bổ dầnTK 242 – Chi phí trả trước: Tài sản ngắn hạn, sẽ phân bổ dần vào chi phíTK 153: Ghi giảm CCDC
Phân bổ chi phí CCDC từng kỳTK 154, 641, 642: Ghi nhận chi phí phân bổ thực tế theo từng bộ phậnTK 242: Ghi giảm phần chi phí trả trước đã phân bổ

Những nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định (TSCĐ)

Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định phản ánh toàn bộ quá trình mua sắm tài sản. Ngoài ra là ghi nhận các khoản trích khấu hao, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa tài sản cố định. Mỗi bước ghi nhận phải phản ánh đúng nguyên giá, giá trị hao mòn. Cùng với đó là giá trị còn lại và chi phí/thu nhập phát sinh liên quan tài sản. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản về tài sản cố định gồm những nghiệp vụ sau:

Nội dung nghiệp vụLoại tài khoản Nợ & chức năngLoại tài khoản Có & chức năng
Mua tài sản cố định (TSCĐ)TK 211 –  Giá mua chưa thuế: Tài sản dài hạn, ghi nhận nguyên giá TSCĐ.

TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ: Tài sản ngắn hạn, thuế đầu vào được khấu trừ.

TK 111, 112: Tiền mặt / tiền gửi.

TK 331: Nợ phải trả người bán.

Trích khấu hao TSCĐ định kỳTK 154, 641, 642: Chi phí sản xuất, bán hàng, quản lýTK 214: Tài sản dài hạn, ghi nhận giá trị hao mòn TSCĐ
Thanh lý, nhượng bán, xóa sổ TSCĐTK 214 –  Giá trị đã khấu hao: Ghi giảm hao mòn lũy kế.

TK 811 – Giá trị còn lại TSCĐ: Chi phí khác.

TK 211 – Nguyên giá: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ
Ghi nhận doanh thu thanh lý/nhượng bánTK 111, 112, 131: Số tiền thu được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐTK 711: Thu nhập khác

TK 3331: Nợ phải trả – thuế GTGT bán ra

Chi phí sửa chữa TSCĐ trước khi thanh lýTK 811: Chi phí khác

TK 1331: Thuế khấu trừ

TK 111, 112, 331: Thanh toán bằng tiền hoặc công nợ

Những nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định (TSCĐ)

Nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Nghiệp vụ tiền lương phản ánh việc ghi nhận chi phí tiền lương, bảo hiểm. Cùng với đó là chi phí thanh toán cho người lao động. Trong đó chi phí tiền lương bao gồm cả phần khấu trừ. Ngoài ra các nghiệp vụ cũng bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp với cơ quan BHXH, thuế. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản về tiền lương và trích theo lương gồm những nghiệp vụ sau:

Nội dung nghiệp vụLoại tài khoản & chức năngLoại tài khoản & chức năng
Hạch toán chi phí lươngTK 154, 641, 642: Chi phí sản xuất, bán hàng, quản lýTK 334: Nợ phải trả – phải trả người lao động
Hạch toán chi phí bảo hiểm (phần DN chịu)TK 154, 641, 642: Chi phí sản xuất, bán hàng, quản lýTK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

TK 3386, TK 3382: Kinh phí công đoàn

Khấu trừ bảo hiểm, thuế TNCN vào lươngTK 334: Giảm lương phải trảTK 3383, 3384, 3386, 3389: Thuế thu nhập cá nhân
Thanh toán lương cho nhân viênTK 334:  Lương thực lĩnh = Tổng lương – Các khoản giảm trừ vào lươngTK 111, 112: Thanh toán lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Doanh nghiệp nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCNTK 3383, 3384, 3386, 3389: Ghi giảm khoản phải nộpTK 111, 112: Thanh toán qua tiền mặt hoặc chuyển khoản

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là khoản giảm trừ mà bên bán dành cho bên mua khi thanh toán sớm hoặc đúng hạn. Việc kế toán chiết khấu sẽ làm thay đổi doanh thu/chi phí tài chính hoặc phải thu/phải trả. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản về chiết khấu thanh toán gồm những nghiệp vụ sau:

Trường hợpLoại tài khoản Nợ & chức năngLoại tài khoản Có & chức năng
Bên mua – Hạch toán khi mua hàngNợ TK 152, 153, 156: Giá trị hàng hóa, vật liệu

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

TK 111, 112, 331: Thanh toán hoặc ghi nợ người bán
Bên mua – Khi được chiết khấuTK 111, 112, 331, 1388: Khoản thu chiết khấuTK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
TK 711: Thu nhập khác
Bên bán – Ghi nhận giá vốn hàng bánTK 632: Chi phí giá vốnTK 152, 153, 154, 155, 156: Ghi giảm kho hàng
Bên bán – Ghi nhận doanh thu bán hàngTK 111, 112, 131: Giá trị thanh toánTK 511: Ghi nhận doanh thu chưa thuế hàng bán
TK 3331: Ghi nhận thuế GTGT phải nộp
Bên bán – Khi chiết khấu cho khách hàngTK 635: Chi phí tài chínhTK 111, 112, 131, 3388: Ghi giảm khoản phải thu khách hàng

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về chiết khấu thanh toán

Nghiệp vụ kế toán về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ do bên bán cung cấp. Khoản này được dành cho bên mua nhằm khuyến khích tiêu dùng. Ngoài ra chiết khấu cũng được áp dụng khi xử lý hàng lỗi, hàng chậm luân chuyển. Các khoản này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí kế toán. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về chiết khấu thương mại gồm những nghiệp vụ sau:

Bảng định khoản kế toán:

Trường hợpLoại & chức năng tài khoản NợLoại & chức năng tài khoản Có
Bên mua – Khi mua hàngTK 152, 153, 156 (giá trị chưa thuế): Tài sản ngắn hạn

TK 133 (thuế GTGT đầu vào): Thuế khấu trừ

TK 111, 112, 331: Tiền mặt, tiền gửi, công nợ người bán
Bên mua – Khi nhận chiết khấu, giảm giáTK 111, 112, 331, 1388: Tài sản, phải thu khácTK 152, 153, 156, 1331: Giảm giá trị hàng tồn kho và thuế khấu trừ
Bên bán – Ghi nhận giá vốnTK 632: Chi phí giá vốnTK 152, 155, 156: Hàng tồn kho giảm do bán hàng
Bên bán – Ghi nhận doanh thuTK 111, 112, 131: Tiền thu từ khách hàngTK 511 – Doanh thu chưa thuế: Doanh thu bán hàng/dịch vụ.

TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT phải nộp

Bên bán – Khi chiết khấu cho khách hàngTK 5211, 5213: Giảm trừ doanh thu TK 3331: Thuế đầu ra giảmTK 111, 112, 131, 3388: Ghi giảm khoản phải thu khách hàng hoặc hoàn tiền

Những nghiệp vụ kế toán cơ bản về hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là trường hợp khách hàng trả lại sản phẩm do lỗi kỹ thuật. Cùng với đó là trường hợp trả lại do không đúng yêu cầu hoặc hàng kém chất lượng. Nghiệp vụ này làm giảm doanh thu và điều chỉnh lại hàng tồn kho nếu hàng có thể nhập lại. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản về hàng bán bị trả lại gồm những nghiệp vụ sau:

Bảng định khoản kế toán:

Trường hợpLoại & chức năng tài khoản NợLoại & chức năng tài khoản Có
Bên mua – Khi mua hàngTK 152, 153, 156, 1331: Hàng hóa và thuế GTGT khấu trừTK 111, 112, 331: Tiền hoặc công nợ thanh toán
Bên mua – Khi trả lại hàngTK 111, 112, 331, 1388: Hoàn lại tiền hoặc giảm công nợTK 152, 153, 156, TK 1331: Ghi giảm hàng hóa và thuế đã khấu trừ
Bên bán – Ghi nhận giá vốn hàng bánTK 632: Giá vốn hàng xuất bánTK 152, 155, 156: Ghi giảm hàng xuất
Bên bán – Khi ghi nhận doanh thuTK 111, 112, 131: Phải thu khách hàngTK 511, TK 3331: Doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp
Bên bán – Khi ghi nhận hàng bị trả lạiTK 5212: Giảm trừ doanh thu do hàng trả lại

TK 3331: Thuế GTGT giảm tương ứng

TK 111, 112, 131, 3388: Ghi giảm khoản đã thu từ khách hàng
Hàng trả lại nhập khoTK 156: Hàng hóa nhập kho lạiTK 632: Ghi giảm chi phí giá vốn tương ứng

Những nghiệp vụ kế toán cơ bản về hàng bán bị trả lại

Những nghiệp vụ kế toán cơ bản về hoa hồng đại lý

Khi doanh nghiệp giao hàng cho đại lý bán hộ, doanh thu ghi nhận khi đại lý bán được hàng. Doanh nghiệp trả cho đại lý một khoản hoa hồng. Khoản hoa hồng này được hạch toán là chi phí bán hàng. Thông thường các nghiệp vụ kế toán cơ bản về hoa hồng gồm những nghiệp vụ sau:

Bảng định khoản kế toán:

Trường hợpLoại & chức năng tài khoản NợLoại & chức năng tài khoản Có
Xuất hàng gửi đại lýTK 157: Hàng gửi bán (Tài sản ngắn hạn)TK 155, 156: Ghi giảm thành phẩm, hàng hóa tồn kho
Ghi nhận giá vốn khi hàng được bánTK 632: Giá vốn hàng xuất bánTK 157: Ghi giảm hàng gửi đại lý
Ghi nhận doanh thu từ đại lýTK 111, 112, 131: Tiền hoặc công nợ từ đại lýTK 511, TK 3331: Doanh thu và thuế GTGT đầu ra
Chi hoa hồng cho đại lýTK 641: Chi phí bán hàngTK 111, 112, 131, 3388: Thanh toán hoặc ghi nhận phải trả cho đại lý

Các kỹ năng và lời khuyên để làm tốt các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Kỹ năng cần có để thực hiện nghiệp vụ kế toán cơ bản

Để đảm nhận tốt các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp, người làm kế toán cần trang bị đầy đủ các kỹ năng và phẩm chất chuyên môn sau:

  • Am hiểu hệ thống pháp luật liên quan đến kế toán, thuế, tài chính doanh nghiệp.
  • Có kiến thức nền tảng và ứng dụng về kế toán tài chính,. Ngoài ra kế toán quản trị, kế toán thuế và kế toán ngân sách.
  • Hiểu rõ nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, 133/2016/TT-BTC…).
  • Sử dụng thành thạo Microsoft Excel, bao gồm các hàm tính toán, xử lý dữ liệu, bảng tổng hợp.
  • Thành thạo các phần mềm kế toán phổ biến. Ví dụ như MISA SME.NET, Fast Accounting, Bravo, QuickBooks. Thông qua đó làm tốt và phục vụ công tác hạch toán và báo cáo tài chính.
  • Trung thực, chính xác trong xử lý số liệu, tránh sai sót ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo mật thông tin kế toán, tài chính.
  • Giữ vững đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật.
  • Biết cách đọc, phân tích và diễn giải báo cáo tài chính.
  • Có khả năng tổng hợp dữ liệu kế toán. Từ đó hỗ trợ ra quyết định quản trị, lập kế hoạch tài chính.
  • Chủ động trong công việc, sẵn sàng tìm kiếm giải pháp mới để xử lý tình huống phát sinh.
  • Thích nghi nhanh với thay đổi về chính sách, quy định kế toán – thuế.
  • Giao tiếp hiệu quả với các bộ phận nội bộ như kinh doanh, nhân sự, quản trị.
  • Ứng xử linh hoạt, lịch sự trong trao đổi nghiệp vụ với cơ quan thuế, kiểm toán và khách hàng.

Các kỹ năng và lời khuyên để làm tốt các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Lời khuyên khi học nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp

Để học và áp dụng tốt các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp, người mới bắt đầu thực hiện cần lưu ý các nguyên tắc học tập và rèn luyện thực hành như sau:

  • Bắt đầu từ những nguyên lý kế toán căn bản. Bao gồm nguyên tắc ghi sổ kép, các loại tài khoản, định khoản và chu trình kế toán.
  • Hiểu rõ bản chất từng nghiệp vụ trước khi thực hiện ghi sổ hoặc sử dụng phần mềm.
  • Tránh học tủ, học lướt. Cần xây dựng kiến thức có hệ thống từ các khái niệm cơ bản. Sau đó xây dựng quy trình xử lý chứng từ, lập báo cáo tài chính.
  • Làm các bài tập mô phỏng theo tình huống thực tế. Ví dụ như lập hóa đơn, phiếu thu chi, định khoản nghiệp vụ, nhập liệu phần mềm kế toán.
  • Tập xử lý dữ liệu từ chứng từ gốc đến hoàn chỉnh sổ sách, báo cáo.
  • Làm quen và thực hành với phần mềm kế toán thông dụng để nắm quy trình làm việc thực tế.
  • Hiểu rõ cách phần mềm phản ánh bút toán và tự động cập nhật sổ sách.
  • Tận dụng cơ hội học hỏi từ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc người đi trước. Thông qua đó tiếp cận tình huống thực tế.
  • Ghi chú, quan sát cách xử lý các vấn đề. Ví dụ như quyết toán thuế, kiểm toán, hạch toán tài sản, công nợ.
  • Theo dõi các văn bản pháp luật mới. Ví dụ như Luật Kế toán, Luật Thuế GTGT, Thông tư của Bộ Tài chính.
  • Tham khảo tài liệu hướng dẫn từ Tổng cục Thuế, diễn đàn kế toán. Ngoài ra là các khóa học cập nhật chính sách.
  • Kế toán là công việc cần sự chính xác tuyệt đối. Mọi sai sót nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính.
  • Luôn kiểm tra lại số liệu và đối chiếu giữa các báo cáo để đảm bảo tính nhất quán.
  • Luật pháp và chuẩn mực kế toán thường xuyên thay đổi. Việc cập nhật thông tin mới là điều kiện bắt buộc để hành nghề hiệu quả. Đồng thời tránh rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp. Cùng với đó là các kỹ năng và lời khuyên để hoàn thành tốt các nghiệp vụ. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán ATS

Hotline: 0799.233.886
Fanpage: Dịch vụ kế toán thuế – ATS
Website: https://ketoanats.vn/
Email: infor.congtyats@gmail.com

Gọi điện thoại
0799233886
Chat Zalo